Những giai thoại về nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9

19:01 | 14/04/2016

1,799 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Ít ai biết rằng, người nhạc sĩ dương cầm tài hoa Nguyễn Ánh 9 từng có thời gian phải đi làm công nhân trong bến xe để kiếm sống, trong khi trước đó, ông đã chọn gắn bó với cây đàn và sẵn sàng từ bỏ gia đình, tương lai, sự nghiệp và cả mối tình đầu thơ mộng… 

Bỏ nhà đi, dang dở tình đầu vì… cây đàn!

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 tên thật là Nguyễn Đình Ánh, sinh 1/1/1940 tại tỉnh Phan Rang. Ông là út trong một gia đình khá giả có ba người con. Ông bắt đầu tập piano và yêu mến cây đàn từ những năm còn học trung học dù vấp phải sự phản đối quyết liệt của cha mẹ.

nhung giai thoai ve nhac si nguyen anh 9
Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9

Có thể nói, cuộc đời nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 từng bị “hành hạ” bao lần cũng chính bởi cây đàn. Ông buộc quyết định bỏ nhà ra đi năm 18 tuổi, mặc những lời khuyên nhủ lẫn quát mắng của bố mẹ để theo đuổi niềm đam mê âm nhạc. Bởi khi đó bố ông nói rằng, nếu ông lựa chọn cây đàn thì phải bước ra khỏi nhà. Và ông đã lựa chọn cây đàn.

Không những từ bỏ gia đình, tương lai, ông còn bị dang dở mối tình đầu thơ mộng cũng chính bởi cây đàn. Gia đình ông với gia đình bạn gái thống nhất rằng, nếu ông theo đuổi con đường cầm ca, từ bỏ con đường học vấn thì họ sẽ không để đôi bạn trẻ đến với nhau. Vì quá yêu cây đàn, vì lòng tự ái, ông đã chấp nhận rời xa mối tình đầu để theo đuổi con đường nghệ thuật.

Từng làm công nhân trong bến xe

Dù xuất thân là một nhạc sĩ chuyên đệm đàn dương cầm nhưng về sau, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đã sáng tác nhiều ca khúc ăn khách vào dạng bậc nhất, như: Không, Tình khúc chiều mưa, Ai đưa em về, Một lời cuối cho em, Buồn ơi chào mi…

Sau sự kiện 30.4.1975, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 lựa chọn ở lại Sài Gòn. Lúc đầu, ông cùng với nhạc sĩ Quốc Dũng theo đoàn văn nghệ của Duy Khánh trình diễn ở các tỉnh. Thế nhưng chỉ được một thời gian ngắn thì đoàn bị cấm. Thế là ông phải vào làm công nhân ở Xa cảng miền Tây để kiếm sống cho đến năm 1978.

Đến năm 1982, Nguyễn Ánh 9 quyết định trở lại với âm nhạc. Công việc đầu tiên của ông là dạy đàn dương cầm ở một lớp học nhạc, sau đó ông tham gia các chương trình hòa tấu hoặc trình diễn dương cầm ở nhiều nơi. Nhạc sĩ “Không” còn được mời viết nhạc cho một số phim, như Mảnh tình nghiệt ngã, Mênh mông tình buồn.

nhung giai thoai ve nhac si nguyen anh 9

Năm 1994, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 được mời sang Pháp viết nhạc phim cho một bộ phim nói về trẻ em ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long do một hội từ thiện Pháp thực hiện. Vì công việc này, ông được Hội sáng tác gia ở Pháp mời làm hội viên. Cũng nhân chuyến này, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đã thực hiện được một ước mơ là thu một album CD do ông độc tấu dương cầm.

Năm 2001, Nguyễn Ánh 9 tuyên bố “gác kiếm”. Nhưng đến năm 2002, ông đã lỗi lời thề vì một nữ ca sĩ nổi tiếng trong nước, đó chính là ca sĩ Ánh Tuyết. Nữ ca sĩ đã mời ông ra Hà Nội đệm cho cô hát trong đêm nhạc của mình. Sở dĩ ông nhanh chóng phá bỏ lời thề trước đó là vì Ánh Tuyết là người đầu tiên trình diễn rất thành công nhạc phẩm “Cô đơn” của ông. Nguyên nhân thứ hai, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 cho biết: “Ánh Tuyết hát rất nhiệt tình và biểu lộ sự trân trọng bài hát”.

Và kể từ sau đó, thỉnh thoảng ông vẫn trình diễn dương cầm và tham gia những đêm nhạc của nữ ca sĩ này.

nhung giai thoai ve nhac si nguyen anh 9

Câu chuyện về nghệ danh “Nguyễn Ánh 9”

Cũng ít ai biết về ý nghĩa của cái tên Nguyễn Ánh 9. Có lần, nhạc sĩ này kể lại rằng, sau khi Khánh Ly hát ca khúc “Không”, bà in đĩa ca khúc đó và bán rất chạy. In đĩa thì ca khúc phải có tên tác giả, nhưng nếu lấy đúng tên thật là Nguyễn Đình Ánh thì quá dài. Còn nếu để Nguyễn Ánh thì trùng tên với tên hiệu của vua Gia Long.

Ông đếm tên Nguyễn Ánh thì thấy có 9 chữ, mà theo quan niệm phương Đông thì số 9 là số may mắn nên ông đã chọn số 9 này ghép với tên Nguyễn Ánh. Từ đó, nghệ danh là Nguyễn Ánh 9 ra đời cùng những sáng tác của ông.

So với nhiều nhạc sĩ khác thời đó thì trong sự ngiệp sáng tác của mình, Nguyễn Ánh 9 chỉ sáng tác khoảng 20 ca khúc và hầu hết đều là những tình khúc buồn phản ánh tâm sự của chính ông. Đó là tâm sự về mối tình đầu dang dở mà ông mang theo suốt một đời.

nhung giai thoai ve nhac si nguyen anh 9

Những ca khúc ăn khách nhất của Nguyễn Ánh 9

Đến với âm nhạc từ những năm 1970, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đã có trong tay gia tài âm nhạc đồ sộ, với nhiều ca khúc đi vào tâm thức của không ít thế hệ người yêu nhạc. 

nhung giai thoai ve nhac si nguyen anh 9

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 qua đời

Theo một nguồn tin thân cận gia đình nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 thì nhạc sĩ này đã qua đời vào trưa nay, ngày 14/4, hưởng thọ 76 tuổi. 

nhung giai thoai ve nhac si nguyen anh 9

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9: “Chỉ tại cuộc sống xô bồ”

Là một cái tên được nhắc đến nhiều với dòng nhạc xưa, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 chia sẻ: “Nhạc xưa hiện tại đang bị lãng quên, một phần là do cuộc sống còn quá xô bồ”.

T.V

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

(PetroTimes) - Lễ hội Holi của người Hindu, còn được gọi là Lễ hội Màu sắc, báo trước sự khởi đầu của mùa xuân.