Những điểm mới của dự thảo Thông tư giá điện gió và mặt trời
Đại diện lãnh đạo Cục Điều tiết Điện lực - Bộ Công Thương cho biết, ngày 25 tháng 1 năm 2022, Cục Điều tiết điện lực (ĐTĐL) đã có văn bản số 18/BC-ĐTĐL báo cáo Ban cán sự đảng Bộ Công Thương xin ý kiến đối với nội dung dự thảo Thông tư quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện và xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện nhà máy điện mặt trời, điện gió (dự thảo Thông tư). Ngày 18 tháng 2 năm 2022, Văn phòng Ban cán sự đảng đã có văn bản số 278-CV/VPBCSĐ về ý kiến góp ý của các thành viên Ban cán sự đảng về nội dung dự thảo Thông tư.
Ngày 3 tháng 10 năm 2022, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành Thông tư số 15/2022/TT-BCT quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp.
Trên cơ sở ý kiến góp ý của các thành viên Ban cán sự đảng về nội dung dự thảo Thông tư tại văn bản số 278-CV/VPBCSĐ ngày 18 tháng 02 năm 2022 của Văn phòng Ban cán sự đảng, nguyên tắc xây dựng khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp tại Thông tư số 15/2022/TT-BCT, Cục ĐTĐL đã tiếp thu, hoàn thiện nội dung quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió tại dự thảo Thông tư.
Ngày 30 tháng 12 năm 2022, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Quyết định số 3004/QĐ-BCT ban hành Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2023, trong đó giao Cục ĐTĐL xây dựng Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện áp dụng cho nhà máy điện mặt trời, điện gió (dự thảo Thông tư) trình ký ban hành vào tháng 11 năm 2023.
Trên cơ sở tiếp thu các ý kiến góp ý của các bộ, ngành, tổ chức, cá nhân liên quan từ dự thảo Thông tư lần 1, Cục ĐTĐL đã hoàn thiện dự thảo Thông tư mới để gửi lấy ý kiến rộng rãi trước khi triển khai các bước tiếp theo.
Dự thảo Thông tư gồm 3 chương, 15 điều và 1 phụ lục trong đó Chương I. Quy định chung (bao gồm Điều 1 và Điều 2) quy định về Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng; Giải thích từ ngữ; Chương II. Phương pháp xây dựng khung giá phát điện (từ Điều 3 đến Điều 9) quy định về: Nguyên tắc xây dựng khung giá phát điện; Phương pháp xác định giá phát điện của nhà máy điện mặt trời chuẩn; Phương pháp xác định giá phát điện của nhà máy điện gió chuẩn; Chương III. Trình tự, thủ tục xây dựng và ban hành khung giá phát điện (bao gồm Điều 10 và Điều 11) quy định về trình tự xây dựng và ban hành khung giá phát điện và hồ sơ đề nghị phê duyệt khung giá phát điện; Chương V. Điều khoản thi hành (từ Điều 12 đến Điều 15) quy định về trách nhiệm của Bộ Công Thương, Cục Điều tiết điện lực, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN); quy định về Hiệu lực thi hành.
Những dự án điện gió sẽ có giá mới |
Theo lãnh đạo Cục ĐTĐL, dự thảo Thông tư quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió có một số điểm mới như sau:
- Về cơ sở để lựa chọn quy mô công suất cho nhà điện mặt trời chuẩn, điện gió chuẩn: Được xác định trên cơ sở quy mô công suất phổ biến trong các dự án nhà máy điện mặt trời, điện gió được lựa chọn nhà đầu tư theo Quy hoạch điện VIII do hiện nay trong Quy hoạch điện VIII không quy định công suất của dự án nhà máy điện mặt trời, điện gió cụ thể, chỉ quy định tổng công suất theo từng vùng miền.
- Về cơ sở lựa chọn đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm (18,6 năm) trong định nghĩa các loại hình điện gió trong đất liền, điện gió trên biển.
Định nghĩa các loại hình điện gió trong đất liền, điện gió trên biển sử dụng trong dự thảo Thông tư tương tự định nghĩa các loại hình điện gió này tại Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam.
- Về việc tính khung giá phát điện loại hình nhà máy điện mặt trời theo miền Bắc, miền Trung và miền Nam.
Quy hoạch điện VIII khuyến khích, ưu tiên phát triển năng lượng mặt trời tại miền Bắc, nơi có cường độ bức xạ mặt trời thấp hơn nhiều so với miền Trung và miền Nam. Do đó để khuyến khích đầu tư nhà máy điện mặt trời tại miền Bắc, cần có cơ chế khung giá cao hơn (do sản lượng điện năng nhận được thấp) miền Trung và miền Nam. Theo nội dung tại dự thảo Thông tư, khung giá phát điện sẽ được xác định trên cơ sở cường độ bức xạ mặt trời của từng miền.
- Về việc tham khảo số liệu của các tổ chức tư vấn đối với các thông số đầu vào để tính toán khung giá.
Theo quy định tại Luật Điện lực, EVN là đơn vị tính toán khung giá, trình Bộ Công Thương thẩm định và ban hành. Do đó, dự thảo Thông tư tiếp tục quy định EVN xây dựng và EVN có thể lựa chọn các tổ chức, đơn vị tư vấn phù hợp để thu thập số liệu đầu vào.
- Về việc xem xét, thành lập Hội đồng tư vấn để thẩm định kết quả tính toán khung giá do EVN trình. Cục ĐTĐL đã tiếp thu và chỉnh sửa dự thảo Thông tư. Cụ thể, trường hợp cần thiết, đặc biệt những năm có nhiều nhà máy điện mặt trời, điện gió thỏa thuận giá điện với EVN, Bộ Công Thương sẽ thành lập Hội đồng tư vấn để thẩm định kết quả tính toán khung giá do EVN trình.
Theo Congthuong.vn
Bộ Công Thương đề xuất kéo dài áp dụng cơ chế giá điện gió cố định đến năm 2023 |
Việt Nam có nên gia hạn biểu giá điện gió? |
Thủ tướng: Cần tính toán, đàm phán lại giá điện gió, điện mặt trời |
-
Bản tin Năng lượng xanh: EU và cuộc chiến thương mại với xe điện Trung Quốc
-
Đông Nam Á thúc đẩy tăng trưởng chuyển đổi xanh
-
Giá dầu hôm nay (14/9): Dầu thô quay đầu giảm nhẹ
-
Bộ Công Thương: khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)
-
5 lý do khiến thị trường dầu mỏ toàn cầu ảm đạm