Nhờ đâu Intel thành 'khổng lồ'?

10:57 | 26/06/2018

601 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Từ năm 1990 trở về trước, Intel chỉ là một "xưởng làm chíp" không tiếng tăm. Vào thời điểm đó, nhu cầu sở hữu máy tính cá nhân rất cao, các cửa hàng đầy nghẹt khách, nhưng khách lựa chọn máy tính chỉ dựa vào các tính năng tiện dụng, chẳng ai thèm quan tâm đến con chíp nhỏ xíu nằm sâu trong máy tính. 
Nhờ đâu Intel thành 'khổng lồ'?

Song, giữa tâm điểm mua sắm "hỗn loạn" đó, Intel đã nhìn ra cơ hội có một không hai để vươn lên đỉnh cao công nghệ.

Và, từ năm 1991, chiến dịch "song kiếm" được Intel chơi quyết liệt: Một mặt, Intel trả tiền cho các nhà sản xuất máy tính để được dán logo "Intel Inside" trên từng sản phẩm. Mặt khác, Intel tạo những làn sóng quảng cáo rộng khắp nhằm "định hướng" người dùng về tầm quan trọng của chip Intel đến chất lượng máy tính.

Năm 1993, Intel quyết "chơi lớn" tại Triển lãm Công nghệ quốc tế CES (Las Vegas, Mỹ). Một khoản tiền khổng lồ được "đốt" không tiếc tay nhằm biến Intel từ một công ty sản xuất chip trở thành một thương hiệu tượng trưng cho chất lượng. Và, Intel đã tạo được tiếng vang cực lớn tại CES. Từ đó trở đi, CES thành nơi để "gã khổng lồ" Intel phô bày sức mạnh công nghệ...

Rất nhanh, khách hàng bắt đầu tìm kiếm dấu hiệu "Intel Inside" khi mua máy tính. Intel trở thành biểu tượng của chất lượng đối với người "mù công nghệ", họ không hề biết Mainboard hay RAM là gì, chỉ biết trong đó có "Chip Intel", thế là quá đủ!

Nhờ dụng chiêu "song kiếm", năm 2001, Intel trở thành thương hiệu có giá trị thứ 6 trên toàn thế giới. Năm 2003, giá trị vốn hóa thị trường của Intel đã vượt ngưỡng 5 tỷ USD, trong khi năm 1991 chưa tới 1 tỷ USD…


"Cha đẻ của quảng cáo" trong thế kỷ 20 David Ogilvy từng nói: Hãy dám ước mơ lớn! Đừng chỉ tâng bóng loanh quanh trong sân bóng chật hẹp, hãy đến với sân bóng lớn của những huyền thoại!

Intel là một trong số những "cầu thủ huyền thoại" đó.

Báo Công thương