Nhìn lại lương tối thiểu qua 20 năm
![]() |
Ngày, 23/5/1993 Chính phủ ban hành Nghị định số 26/CP quy định tạm thời chế độ tiền lương mới trong các doanh nghiệp và Nghị định số 25/CP quy định tạm thời chế độ tiền lương mới của công chức, viên chức hành chính-sự nghiệp và lực lượng vũ trang. Theo đó, mức lương tối thiểu áp dụng thống nhất cho các đối tượng trên là 120.000 đồng/tháng.
Mức lương này được giữ nguyên đến năm 1997.
Tuy nhiên, nếu nhìn lại thì đây là thời kỳ lương tối thiểu được giữ “ổn định” nhất: trong khoảng 6 năm, lương tối thiểu được quy định ở 120.000 đồng/tháng.
Cũng trong thời kỳ từ 1993 đến 1997, nền kinh tế liên tục tăng trưởng nóng, trung bình khoảng 8%/năm trong khi tiền lương vẫn không thay đổi, nên giá trị tiền lương thực tế bị giảm sút.
Do đó, ngày 21/1/1997 Chính phủ ra Nghị định số 06/CP nâng mức lương tối thiểu lên 144.000 đồng /tháng.
3 năm sau, vào năm 2000, mức lương tối thiểu được điều chỉnh lên mức 180.000 đồng/tháng.
Năm 2003, đánh dấu bước “nhảy vọt” của lương cơ bản khi tăng tới 38% từ 210.000 đồng (2001) lên đến 290.000 đồng.
Từ năm 2008 đến năm 2013, chứng kiến sự thay đổi tới 6 lần qua 6 năm của mức lương cơ bản: từ mức 540.000 đồng (2008) lên đến 1.150.000 đồng (2013). Như vậy, sau 5 năm, mức lương cơ bản đã tăng hơn gấp đôi. Điều này có thể giải thích bởi tiến trình hội nhập sâu rộng với quốc tế thông qua các hiệp định thương mại, tham gia WTO. Bên cạnh đó là sự bất ổn của nền kinh tế thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng gây ra lạm phát ở mức cao khiến tiền lương tối thiểu phải liên tục điều chỉnh, đảm bảo an sinh xã hội.
Cá biệt, năm 2012, mức lương đã được điều chỉnh tăng tới 220.000 đồng so với trước đó. Đây là mức tăng cao nhất theo giá trị tuyệt đối suốt hơn 20 năm qua.
Sau hơn 20 năm, tạm tính từ 1995 đến 2015, tiền lương cơ bản đã tăng 10 lần từ mức 120.000 lên 1.210.000 đồng. Tuy vậy, mức lương này vẫn luôn bị đánh giá là chưa thể đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của cán bộ công chức, viên chức...
Nghị định | Thời điểm áp dụng | Mức lương tối thiểu chung |
05/CP Ngày 26/01/1994 | 01/01/1995 | 120.000 |
06/CP Ngày 21/01/1997 | 01/01/1997 | 144.000 |
175/1999/NĐ-CP - 15/12/1999 | 01/01/2000 | 180.000 |
77/2000/NĐ-CP - 15/12/2000 | 01/01/2001 | 210.000 |
03/2003/NĐ-CP - 15/01/2003 | 01/01/2003 | 290.000 |
118/2005/NĐ-CP - 15/09/2005 | 01/10/2005 | 350.000 |
94/2006/NĐ-CP - 07/09/2006 | 01/10/2006 | 450.000 |
166/2007/NĐ-CP - 10/12/2007 | 01/01/2008 | 540.000 |
33/2009/NĐ-CP - 06/04/2009 | 01/05/2009 | 650.000 |
28/2010/NĐ-CP - 25/03/2010 | 01/05/2010 | 730.000 |
22/2011/NĐ-CP - 04/04/2011 | 01/05/2011 | 830.000 |
31/2012/NĐ-CP - 12/04/2012 | 01/05/2012 | 1.050.000 |
66/2013/NĐ-CP - 27/06/2013 | 01/7/2013 | 1.150.000 |
P.V
-
Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội: Quyết định phương án sắp xếp đơn vị hành chính
-
Đề xuất giảm thuế TNDN với cơ quan báo chí xuống mức 10%
-
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về nhiều dự án luật quan trọng
-
Tin tức kinh tế ngày 1/3: Thanh long trở lại "ngôi vương" xuất khẩu
-
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 3 luật vừa được Quốc hội thông qua
-
[E-Magazine] Giải pháp nào để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP trong các quý tiếp theo?
-
Giá dầu thế giới có thể giảm tới mức nào?
-
Tin tức kinh tế ngày 19/4: Việt Nam cần hơn 266 tỷ USD đầu tư vào ngành điện
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng