Nhật Bản liệu có xả nước thải nhiễm phóng xạ xuống biển?
![]() |
Bộ trưởng Môi trường Nhật Bản Yoshiaki Harada |
Thực tế, mỗi ngày tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima lại có thêm khoảng 170 tấn nước thải nhiễm xạ triti. Số nước thải nhiễm xạ từ các tòa nhà chứa lò phản ứng bị hư hại đã được xử lý để loại bỏ hầu hết các chất phóng xạ khác.
Phát biểu trước báo giới hôm 10/9, Bộ trưởng Harada cho hay, dường như không còn cách nào khác ngoài việc xả nước thải đã qua xử lý xuống biển để làm loãng. Khi được một phóng viên yêu cầu xác nhận lại tuyên bố trên, ông Harada đã nhấn mạnh rằng, đó là phương án duy nhất.
Tuy nhiên, ông Harada cũng nói thêm rằng, ông sẽ không đưa ra bình luận nào về cách thức tiến hành xả nước thải, bởi đây là vấn đề quan trọng.
Theo Bộ trưởng Môi trường Nhật Bản, việc đầu tiên chính phủ nước này cần làm là giải thích cho người dân trong và ngoài nước về những biện pháp đảm bảo an toàn và các tiêu chuẩn khoa học bằng sự chân thành, nhằm tránh việc các tin đồn tiêu cực có thể gây tác động xấu.
Được biết, Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga đã mô tả nhận xét của ông Harada chỉ là một quan điểm mang tính cá nhân.
Ông Suga nhấn mạnh rằng, chính phủ Nhật Bản hiện chưa đưa ra bất cứ quyết định nào về việc xử lý nước thải tích lũy.
Bình An
NHK
-
Sửa đổi Luật Năng lượng nguyên tử: Yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh mới
-
Điện hạt nhân tại Việt Nam: Kỳ vọng từ cơ chế chính sách giá và Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi)
-
Việt Nam đang từng bước làm chủ và phát triển ngành công nghiệp hạt nhân
-
Đề xuất Thủ tướng Chính phủ được quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân
-
1/7/2025: Ngày hội non sông và bước ngoặt lịch sử
-
Quảng Ngãi công bố quyết định sáp nhập đơn vị hành chính, thành lập tổ chức bộ máy mới
-
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm với nhân dân TPHCM và thông điệp gửi nhân dân cả nước
-
Hợp nhất Đà Nẵng và Quảng Nam: Bước ngoặt trong phát triển vùng, phát triển quốc gia
-
Tổng thuật: Công bố nghị quyết, quyết định sáp nhập đơn vị hành chính, chỉ định nhân sự trên cả nước