98,2% số hộ nông dân có điện

14:09 | 07/09/2015

527 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Với việc cấp điện cho 98,2% số hộ dân, ngành điện đã về đích trước 1 năm so với Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 11 về chỉ tiêu điện khí hóa nông thôn.
nganh dien ve dich som
Kiểm tra trạm biến áp thôn Yên Hội (xã Yên Trung, Thạch Thất, Hà Nội)
lai chau hanh trinh xoa xa trang ve dien Lai Châu: Hành trình xóa xã trắng về điện
cay sang kien cua nganh dien “Cây sáng kiến” của ngành điện

Theo ông Đặng Hoàng An - Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), năm 2010, do thời tiết nắng hạn kéo dài, các hồ thủy điện thiếu nước khiến ngành điện phải đối diện với nguy cơ thiếu điện. Và để đảm bảo việc cung ứng điện, Tập đoàn đã phải huy động các nguồn điện chạy dầu với chi phí cao, trong khi nhu cầu vốn đầu tư hệ thống lưới điện lớn khiến tình trạng tài chính của EVN gặp vô vàn khó khăn. Nhưng vượt lên trên tất cả, bằng sự nỗ lực, quyết tâm và trách nhiệm cao nhất, EVN đã hoàn thành và hoàn thành vượt nhiều chỉ tiêu sản xuất-kinh doanh được Đảng, Chính phủ giao.

Tính đến cuối năm 2014, ngành điện đã có tổng công suất đạt 34.000MW, 6.677km đường dây 500kV, 12.000km đường dây 220kV, 17.000km đường dây 110kV cùng 400 ngàn km đường dây trung áp và hạ áp. Ngành điện cũng đã phủ điện đến 99,59% số xã, cấp điện cho 98,2% số hộ dân, trong khi đó, theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 11, đế năm 2015, 98% số hộ dân có điện lưới quốc gia. Đặc biệt, khi nền kinh tế đang đứng ở mức ASEAN+6 thì hệ thống điện của Việt Nam đã đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 31 trên thế giới.

Và nếu nhìn lại những năm 1980, sản lượng điện cả nước mới có 5 tỉ kWh thì đến năm 2015, con số này là 161 tỉ kWh. Sản lượng điện tiêu thụ 1 ngày của cả nước là 500 triệu kWh, tức chỉ cần 10 ngày tiêu thụ điện bây giờ bằng cả năm tiêu thụ điện của những năm 80 của thế kỷ trước. Còn xa hơn, năm 1975, cả nước chỉ có 2% số hộ dân nông thôn có điện thì giờ đã có tới 98,2% số hộ có điện.

Hệ thống điện đã có dự phòng và theo ông An thì để có được 3 chữ “có dự phòng”, ngành điện đã phải đi một chặng đường dài 60 năm với vô vàn khó khăn, thách thức. Năm 1954, khi bác Hồ về thăm ngành điện ngày 21-12 và giờ là ngày truyền thống của ngành thì lúc đó, miền bắc chỉ có 35,5kWh còn giờ đã có 34.000MW.

“Có thể nói những thành liên quan đến công nghiệp, đến điện khí hóa nông thôn được đánh giá rất cao. Điện khí hóa nông thôn đã đóng góp căn bản trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế-xã hội ở những vùng sâu, vùng xa... Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp từ năm 1998 đến 2014 đã tăng gấp 10 lần. Tỉ lệ hộ nghèo giảm từ 37,4% xuống còn dưới 10%”-ông An nói.

Cũng theo ông An, để đạt được những kết quả trên, EVN đã đầu tư 55 ngàn tỉ đồng vào lưới điện nông thôn. Đặc biệt, từ năm 2008 đến nay, Tập đoàn đã tiếp nhận 6.000 xã cùng với các tổ sản xuất kinh doanh điện về để quản lý. Và trong thời gian tới, Tập đoàn sẽ tiếp tục đầu tư, nâng cấp mở rộng lưới điện để đảm bảo cung cấp điện cho người dân nông thôn.

Trong các năm 2013, 2014 và 2015, EVN đã triển khai nhiều dự án cấp điện cho các xã vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo. Tập đoàn đã cấp điện ra đảo Cô Tô, 5 xã đảo của huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), kéo điện ra Phú Quốc (Kiên Giang), vận hành lưới điện trên đảo Phú Quý, cấp điện cho Lý Sơn (Quảng Ngãi)… và trong thời gian tới Cù Lao Chàm (Quảng Nam), xã đảo Cần Giờ, các xã đảo của Kiên Giang. Những dự án này không chỉ mang ý nghĩa về mặt kinh tế-xã hội mà còn mang cả ý nghĩa an ninh quốc phòng.

Dấu ấn của ngành điện như vậy là rất đáng tự hào, là thành quả của nhiều thế hệ cán bộ công nhân viên ngành điện đã cố gắng, nỗ lực trong suốt chặng được 60 năm của ngành điện. Trang thiết bị, điều kiện lao động còn hạn chế, phương tiện làm việc còn thô sơ nhưng vẫn phải đảm bảo cung ứng điện với độ cung ứng điện ngày càng cao. Môi trường làm việc cũng vô cùng khắc nghiệt như đặt nắng nóng tháng 7 vừa rồi chẳng hạn.

Đây là đặt nắng nóng được đánh giá là cao nhất trong vòng 40 năm qua, lượng điện sử dụng tăng cao, công nhân ngành điện và cả lãnh đạo các đơn vị đã phải túc trực suốt đêm để đảm bảo cung cấp điện. Trời nắng bỏng rát những vẫn phải căng mình trên những trụ điện, đường dây để khắc phục, sửa chữa lưới điện điện sớm cấp điện trở lại cho người dân.

Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu rất đáng tự hào nhưng ông An cho rằng, ngành điện vẫn còn nhiều việc phải làm. Đó là xây dựng EVN trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh, có năng lực, trình độ để khi nhìn vào ngành điện sẽ không còn thấy sự độc quyền, thậm chí là cửa quyền… Một tập đoàn kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong việc đảm bảo điện cho phát triển kinh tế-xã hội đất nước, xóa đói giảm nghèo, thực hiện chính sách an sinh xã hội và đóng góp cho an ninh quốc phòng là vai trò, là sứ mệnh của EVN.

Ngành điện đã về đích sớm, đạt được nhiều thành tựu nhưng khó khăn, thách thức trong thời gian tới còn rất lớn, tổn thất điện năng tuy đã giảm nhưng vẫn còn ở mức cao, năng suất lao động còn thấp… Chẳng hạn như Tổng công ty Điện lực miền Bắc. Tổng công ty phải hoạt động trên một địa bàn rất khó khăn, địa hình nhiều khu vực chủ yếu là đồi núi hiểm trở, lưới điện nông thông cũ kỹ, lạc hậu, tổn thất điện năng lớn ở mức 7,39%, năng suất lao động ở mức 1,1 triệu kWh/người, chỉ tiêu độ tin cậy cung cấp điện là 4.130 phút…

Trong khi đó, theo định định hướng đến năm 2020, tổn thất điện năng toàn ngành điện giảm xuống 6,5%, năng suất lao động đạt mức 2,5 triệu kWh/người, chỉ tiêu độ tin cậy cung cấp điện cho khách hàng phải đạt 400 phút.

Khó khăn, thách thức đặt ra cho ngành điện trong thời gian tới là vậy nhưng theo ông An, với những thành tựu đã đạt được trong 60 năm qua, cùng với sự nỗ lực, quyết tâm cao nhất của mỗi cán bộ, công nhân viên, ngành điện sẽ hoàn thành tốt các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra.

Thanh Ngọc

Năng lượng Mới