Ngành Công Thương đảm bảo sản xuất kinh doanh trong Tết Tân Sửu

19:19 | 15/02/2021

170 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Theo báo cáo nhanh từ Bộ Công Thương, tình hình sản xuất kinh doanh phục vụ Tết của các đơn vị ngành Công Thương (tính đến ngày 15/2/2021 - mùng 4 tết Tân Sửu) tương đối ổn định, lượng hàng hóa phục vụ người dân và sản xuất dồi dào, không xảy ra hiện tượng đầu cơ trục lợi, khan hàng sốt giá.

Theo đó, trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp Tết Nguyên đán, các doanh nghiệp sản ​xuất ngành công nghiệp thực phẩm đã có kế hoạch sản xuất và hệ thống các nhà phân phối đã chuẩn bị dự trữ một lượng hàng hóa lớn, đảm bảo ổn định nguồn cung và giá cả hợp lý trong dịp Tết. Đồng thời các doanh nghiệp cũng đẩy mạnh các chương trình khuyến mại và truyền thông để người tiêu dùng biết thông tin và chủ động mua sắm hàng hóa từ sớm. Bên cạnh nguồn hàng phân phối tại các kênh siêu thị, các sản phẩm thực phẩm và đồ uống cũng được bày bán khá phổ biến ở các cửa hàng, chợ truyền thống và kênh thương mại điện tử với nhiều chủng loại và giá cả đa dạng.

Ngành Công Thương đảm bảo sản xuất kinh doanh trong Tết Tân Sửu
Ngành dệt may, da giày vẫn vượt khó tăng trưởng dương trước đại dịch Covid-19.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có phương án vừa đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh vừa đáp ứng yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Nguồn cung hàng hóa dồi dào và được phân phối tại các kênh siêu thị, cửa hàng, chợ truyền thống và kênh thương mại điện tử với nhiều chủng loại sản phẩm thực phẩm và đồ uống phong phú, giá cả ổn định.

Tại các siêu thị lớn như Vinmart, Big C, Lotte Mart, Co.opmart…, lượng hàng hóa bánh kẹo được sản xuất trong nước bởi các doanh nghiệp như Kinh Đô, Orion, Hải Hà, Bibica… chiếm trên 80%, phần còn lại được nhập khẩu từ các nước trên thế giới.

Cụ thể, lượng khách hàng dịp trước tết tăng 35-40%, doanh thu tăng trên 30% so với ngày thường. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu hơn nên xu hướng mua sắm đã thay đổi so với trước đây. Người tiêu dùng đã quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm được sản xuất trong nước, có chất lượng, thương hiệu bởi các doanh nghiệp lớn. Trong các hệ thống siêu thị lớn trên cả nước, bánh kẹo sản xuất trong nước chiếm đến hơn 80%.

Các cơ sở sản xuất kinh doanh và hệ thống phân phối đã chuẩn bị các kịch bản ứng phó với các tình huống có thể xảy ra để luôn đảm bảo nguồn cung hàng hóa vừa bảo đảm phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đều tạm dừng sản xuất để nghỉ Tết, chỉ trừ một số doanh nghiệp trong ngành giấy, xi măng... vẫn duy trì sản xuất một sản lượng nhất định do đặc thù dây chuyền sản xuất phải vận hành liên tục của các ngành này. Một số doanh nghiệp trong các ngành khác như điện tử, ô tô... vẫn duy trì vận hành một số bộ phận/dây chuyền có tính chất sản xuất liên tục (như dây chuyền sơn tĩnh điện trong các doanh nghiệp ô tô...), tuy nhiên không sản xuất ra sản phẩm hoàn chỉnh mới.

hau-het-sieu-thi-tttm-o-ha-noi-khong-su-dung-tui-nilon-kho-phan-huy
Ngành lương thực thực phẩm luôn chuẩn bị sẵn các kịch bản phục vụ người dân.

Còn ngành dệt may, da giày với đặc thù là ngành thâm dụng lao động, các doanh nghiệp dệt may, da giày phải sử dụng nhiều lao động di cư từ khắp các tỉnh/thành phố trên cả nước. Do vậy, các doanh nghiệp đều cho lao động nghỉ Tết theo lịch công bố của Chính phủ. Mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, ngành vẫn đạt tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm ngoái.

Chỉ số sản xuất ngành dệt và chỉ số sản xuất trang phục lần lượt tăng 16,6% và 9,9% so với cùng kỳ năm 2020. Một số sản phẩm trong ngành có tăng 35,6% so với cùng kỳ; sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo ước đạt 92,4 triệu m2, tăng 20,4% so với cùng kỳ; quần áo ước đạt 380,1 triệu cái, tăng 9,3%. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc tháng 01 ước đạt 2,6 tỷ USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ. Chỉ số sản xuất da và các sản phẩm liên quan tăng 20,8% so với cùng kỳ năm 2020; sản lượng giày, dép da tháng 1 ước đạt 21,9 triệu đôi, tăng 3% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu giày, dép các loại tháng 1 ước đạt 1,8 tỷ USD, tăng 26,4% so với cùng kỳ.

Về ngành điện tử, bán dẫn, các doanh nghiệp Việt đang đón đầu xu hướng chuyển dịch sản xuất từ các tập đoàn điện tử đa quốc gia, mở ra cơ hội tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu cho các doanh nghiệp điện tử trong nước. Bởi vậy, chỉ trong tháng 1/2021, ngành điện tử tăng trưởng 38% so với cùng kỳ năm ngoái. Các doanh nghiệp điện tử thực hiện nghỉ Tết theo lịch công bố của Chính phủ, không phải duy trì sản xuất liên tục trong dịp Tết.

Trừ một số danh nghiệp do một số đặc thù công nghệ, các doanh nghiệp ngành hóa chất đã nghỉ Tết, các đại lý đã chủ động thu mua hàng hóa để cung ứng ra thị trường, đáp ứng đủ nhu cầu trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Riêng đối với mặt hàng phân bón, bà con nông dân sẽ thực hiện canh tác cho vụ đông xuân ngay trong những ngày đầu năm mới nên hiện nay giá các loại phân bón đang có xu hướng gia tăng. Tuy vậy, tổng lượng phân bón đáp ứng đủ nhu cầu (riêng phân Urê dư thừa), không có hiện tượng thiếu hàng, tăng giá đột ngột.

Tùng Dương

Bộ Công Thương áp thuế chống phá giá đường mía Thái Lan

Bộ Công Thương áp thuế chống phá giá đường mía Thái Lan

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định 477 về việc áp thuế tạm thời đường mía nhập khẩu từ Thái Lan ở mức 33,88%.

"Nới cửa" thị trường xăng dầu có vốn ngoại: Không cho, lo DN "đi đêm"!

Theo Bộ Công Thương, do chưa có quy định chính thức và cụ thể về tỷ lệ nắm giữ cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài nên doanh nghiệp trong nước cũng như cơ quan quản lý nhà nước rất "lúng túng".

Bộ Công Thương bảo đảm đủ hàng hóa thiết yếu trong mọi tình huống

Bộ Công Thương bảo đảm đủ hàng hóa thiết yếu trong mọi tình huống

Chiều 28/1, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh đã tổ chức cuộc họp khẩn về tình hình ứng phó với dịch Covid-19.