Năng lượng hạt nhân: IAEA lần đầu tiên tăng dự báo kể từ sau thảm họa Fukushima
![]() |
IAEA viết trong một thông cáo báo chí: “Triển vọng này không nhất thiết là một xu hướng mới, nhưng nó xuất hiện khi thế giới muốn rời xa nhiên liệu hóa thạch để chống lại biến đổi khí hậu”.
Trong kịch bản tốt nhất, IAEA dự kiến công suất sản xuất năng lượng hạt nhân là 792 gigawatt vào năm 2050, so với 393 GW vào năm ngoái. Dự báo trước đây của IAEA là 715 GW.
Tuy nhiên, nếu "các công nghệ hạt nhân mới không được thúc đẩy", công suất sản xuất năng lượng hạt nhân sẽ không như mong đợi.
Sau một cuộc chạy đua về các lò phản ứng ngày càng mạnh mẽ, ngành công nghiệp hạt nhân hiện đang rất quan tâm đến các lò phản ứng mô-đun nhỏ (SMR- small modular reactors).
Một số quốc gia cũng đang nghiên cứu các lò phản ứng thế hệ thứ tư, một trong những mục tiêu đặc biệt là giảm thiểu chất thải hạt nhân.
Tổng giám đốc IAEA Rafael Grossi cho biết: năng lượng hạt nhân rất quan trọng trong các nỗ lực chống lại sự nóng lên toàn cầu của chúng tôi.
Những người ủng hộ điện hạt nhân chỉ ra rằng đây là một nguồn năng lượng thải ra rất ít CO2 và có thể kiểm soát được, không giống như điện gió hoặc mặt trời.
Năm 2020, điện hạt nhân cung cấp khoảng 10% điện năng trên thế giới, so với 37% từ than.
Vụ tai nạn tại nhà máy Fukushima ở Nhật Bản, bị tàn phá bởi trận sóng thần khổng lồ ngày 11 tháng 3 năm 2011, đã giáng một đòn nặng nề vào lĩnh vực điện hạt nhân.
Đức đã đặt mục tiêu đến năm 2022 thoát khỏi điện hạt nhân. Thụy Sĩ đã quyết định làm điều tương tự, trong khi vẫn duy trì một số nhà máy điện hạt nhân trong thời gian này. Bỉ đang đặt mục tiêu thoát khỏi loại năng lượng này vào năm 2025.
![]() |
![]() |
![]() |
Nh.Thạch
AFP
-
Ngân hàng Thế giới tái đầu tư phát triển điện hạt nhân sau nhiều thập niên
-
Hoàn thiện hành lang pháp lý cho phát triển ngành năng lượng nguyên tử, điện hạt nhân
-
Hôm nay, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi)
-
Vương quốc Anh tham vọng thống trị điện hạt nhân toàn cầu
-
Nguyên nhân Iran đình chỉ hợp tác với Cơ quan giám sát hạt nhân của Liên hợp quốc
-
Từ chiến tranh ủy nhiệm đến xung đột trực tiếp: Kỷ nguyên chiến lược mới ở Tây Á
-
Giới đầu tư dầu khí "thoát hiểm" trong xung đột Iran - Israel?
-
Xung đột Israel - Iran: Hồi chuông cảnh tỉnh châu Á về sự phụ thuộc dầu mỏ từ Trung Đông
-
[VIDEO] Những đường ống dẫn dầu "trực chiến cao độ" trong xung đột Iran - Israel
-
Mỹ tấn công Iran: Đòn đánh chiến lược hay canh bạc mạo hiểm?