Nâng cao chất lượng đào tạo lĩnh vực logistics và quản trị chuỗi cung ứng thời 4.0
![]() |
Các đại biểu trao đổi thông tin tại tọa đàm |
Phát biểu tại tọa đàm, TS Lê Trung Đạo - Phó Hiệu trưởng UFM cho rằng việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT, sinh viên thông qua các hoạt động giao lưu, đối thoại cùng các CEO trong lĩnh vực logistics sẽ giúp các em sớm hình dung được vị trí việc làm của ngành nghề trong tương lai. Qua đó, sớm xây dựng và tích lũy cho mình những kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết trong quá trình học tập, trải nghiệm thực tế.
TS Lê Trung Đạo chia sẻ, trong vài năm trở lại đây, các hoạt động học tập trải nghiệm thực tế, học kỳ doanh nghiệp hay các buổi đối thoại cùng CEO được trường thường xuyên tổ chức. Đây có thể xem là bước chuyển mình quan trọng trong quá trình chuyển đổi từ định hướng đào tạo nghiên cứu sang định hướng đào tạo ứng dụng của nhà trường. Đây cũng là hoạt động trọng điểm và thiết thực góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp và xã hội.
![]() |
Tại tọa đàm, đại diện các doanh nghiệp lĩnh vực logistics và quản trị chuỗi cung ứng cũng đã chia sẻ nhu cầu, mong muốn đối với nguồn nhân lực cho doanh nghiệp khi tuyển dụng. Từ đó, đặt ra những yêu cầu cụ thể về kiến thức, kỹ năng đối với sinh viên thuộc các lĩnh vực trên để có thể tham gia vào thị trường lao động. Các doanh nghiệp cũng tạo mọi điều kiện tốt nhất về môi trường quan sát, tham quan, trải nghiệm và thực hành, thực tập nghề nghiệp dành cho sinh viên.
Đại diện Công ty TNHH CSL Logistics cho biết: Nhu cầu nhân lực ngành Logistics hiện đang rất khan hiếm. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực thật sự hòa nhập, làm việc và lĩnh hội ngay các đặc tính của ngành nghề chưa nhiều. Sinh viên còn yếu từ ngoại ngữ cho đến kỹ năng thực chiến nên sau tuyển dụng gần như đơn vị phải mất một thời gian để đào tạo lại.
Thị trường nhân lực của ngành Logistics thật sự rất rộng mở, nhân lực làm việc trong ngành này cũng dễ kiếm việc làm bởi được tiếp cận gần như mọi lĩnh vực, ngành nghề hiện nay trong xã hội. Đặc biệt trong bối cảnh mà nền kinh tế số cùng quy mô của nền thương mại điện tử Việt Nam đang bùng nổ, cơ hội việc làm, chiếm lĩnh công nghệ của nhân lực này gần như tuyệt đối. Vì vậy, với sinh viên ra trường chỉ cần giỏi ngoại ngữ, vững kỹ năng, nghiệp vụ, thái độ công việc tốt thì việc phát triển nhanh trong ngành nghề không có gì là rào cản.
Chương trình tọa đàm đã giúp sinh viên có thêm nhiều cơ hội tiếp cận nghề nghiệp và việc làm sau khi ra trường, nâng cao chất lượng công tác định hướng nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho khối ngành kinh tế nói riêng và cho xã hội nói chung.
Phú Văn
-
Cùng robot khám phá xu hướng nghề nghiệp của tương lai
-
Khám phá các giải pháp năng lượng thông minh của Eaton tại VIMF 2024
-
Kết nối giao thương, giới thiệu sản phẩm công nghệ số Hà Nội 2024
-
Vietnam Water Week 2024: Cơ hội hợp tác toàn cầu giải quyết các thách thức về tài nguyên nước
-
2 nền tảng số MISA được công nhận là sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024