Mỹ không ăn cướp dầu mỏ của Syria
![]() |
Quân đội Mỹ bảo vệ bên ngoài một cơ sở dầu khí ở Syria |
Người phát ngôn Lầu Năm Góc Jonathan Hoffman nói: "Hoa Kỳ không được hưởng lợi bất cứ điều gì từ các mỏ dầu của Syria. Những lợi ích dầu mỏ ở phía đông Syria thuộc về Lực lượng Dân chủ Syria (SDF), nhóm đã cùng Mỹ và phương Tây chiến đấu chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS)”.
Mục đích của Mỹ là "cung cấp cho người Kurd trong khu vực nói chung và lực lượng SDF nói riêng, nguồn thu nhập và khả năng gia tăng sức mạnh trong chiến dịch quân sự của họ chống lại IS", ông Hoffman nói trong một cuộc họp báo ngày 8/11. "Quân đội Mỹ ở đây để ngăn chặn IS tiếp cận các mỏ dầu trên và đồng thời giúp người Kurd và SDF kiểm soát dầu”.
“Khi IS kiểm soát các mỏ dầu này vào năm 2015, nhóm thánh chiến này đã bơm 45.000 thùng mỗi ngày, với thu nhập 1,5 triệu đô la/ngày. Số tiền này cho phép chúng tài trợ cho các cuộc tấn công ở Syria và nước ngoài”, Phó đô đốc Mỹ William Byrne cho biết. "Chúng tôi sẽ không cho phép điều đó xảy ra lần nữa", ông nói thêm.
Sau tuyên bố vào ngày 6/10 rút 1.000 lính Mỹ khỏi phía đông bắc Syria, mở đường cho một chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ chống lại lực lượng người Kurd, tổng thống Mỹ nói thêm rằng một số lượng nhỏ binh sĩ Mỹ sẽ ở lại Syria, "tại các khu vực có dầu".
Khi được hỏi về bản chất của nhiệm vụ này tại các mỏ dầu ở Syria, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper nói rằng đó là "ngăn chặn nhóm Nhà nước Hồi giáo và những tác nhân khác trong khu vực chiếm lại các mỏ dầu ở Syria".
Nga phản đối hoạt động trên của Mỹ. "Những gì Washington hiện đang làm - chiếm giữ và kiểm soát các mỏ dầu ở miền đông Syria - chỉ đơn giản là hành động cướp bóc", Bộ Quốc phòng Nga nói.
![]() |
Nh.Thạch
AFP
-
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 16 luật, pháp lệnh mới được thông qua
-
Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump điện đàm
-
[VIDEO] Tổng Bí thư Tô Lâm: Chính quyền phải đổi mới tư duy, cách làm và tác phong phục vụ nhân dân
-
Tổng Bí thư Tô Lâm: "Quản lý, quản trị đều phải tốt"
-
1/7/2025: Ngày hội non sông và bước ngoặt lịch sử