Mỹ có thể tụt lại trên đường đua phát triển CBDC

06:55 | 27/11/2023

701 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Theo chuyên gia, việc không bắt đầu chiến lược đô la kỹ thuật số trong nước có thể tạo ra rủi ro đáng kể, là Hoa Kỳ sẽ thiếu hành động liên quan đến khả năng tương tác thanh toán xuyên biên giới.

Sự phân mảnh của thương mại và đầu tư toàn cầu

Theo chuyên gia kinh tế tài chính châu Á Anthony Rowley, khái niệm chiến tranh tiền tệ được nhìn qua con mắt phương Tây từng là về việc Nhật Bản tìm cách phá giá đồng Yên, hay Hàn Quốc tìm cách phá giá đồng Won và gần đây hơn là Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ để đạt được khả năng cạnh tranh xuất khẩu. Nhưng đến nay thuật ngữ này ám chỉ một vấn đề còn nghiêm trọng hơn, đó là sự xuất hiện của các loại tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC).

Trong khi Mỹ chậm chân phát triển đồng đô la kỹ thuật số, Trung Quốc và Liên minh Châu Âu nằm trong số các cường quốc tích cực nắm bắt các loại CBDC
Các quốc gia dẫn đầu trong việc phát triển và thử nghiệm CBDC hiện nay bao gồm khu vực đồng Euro, Vương quốc Anh, Thụy Điển, Singapore, Trung Quốc và một số nước đang phát triển

Chỉ trong vài năm trở lại đây, sự tiến bộ của CBDC đã diễn ra nhanh hơn và xâm nhập lớn hơn vào đời sống kinh tế xã hội, có nguy cơ tạo ra các khối tiền tệ cùng với sự phân mảnh của thương mại và đầu tư toàn cầu.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, CBDC có thể cải thiện hệ thống thanh toán nếu “được thiết kế phù hợp”, nhưng nếu không thì chúng cũng có thể gây rủi ro. Những rủi ro đó đang trở nên rõ ràng hơn khi nhiều khu vực pháp lý ngày càng thúc đẩy tung ra các loại tiền kỹ thuật số khác nhau.

Trên thế giới, các ngân hàng trung ương đang bị thúc đẩy bởi lo ngại rằng, nếu họ không tung ra các loại tiền kỹ thuật số sớm, thì tiền điện tử sẽ ngày càng đáp ứng nhu cầu về tiền tệ độc lập với các Chính phủ.

Khảo sát của Hội đồng Đại Tây Dương (Atlantic Council) - một trong những tổ chức tư vấn chính sách có sức ảnh hưởng nhất của Mỹ về các vấn đề toàn cầu cho biết, vào cuối năm nay, khoảng 130 ngân hàng trung ương đại diện cho 98% nền kinh tế toàn cầu sẽ khởi xướng các chương trình phát triển tiền tệ kỹ thuật số.

Các quốc gia dẫn đầu trong việc phát triển và thử nghiệm CBDC hiện nay bao gồm khu vực đồng Euro, Vương quốc Anh, Thụy Điển, Singapore, Trung Quốc và một số nước đang phát triển, trong khi Hoa Kỳ rõ ràng vẫn vắng mặt trong lĩnh vực này.

Thay vào đó, Hoa Kỳ đang nghiêng nhiều hơn về việc phát hành stablecoin, một loại tiền điện tử có giá trị được gắn với một tài sản khác. Một dự luật trước Quốc hội đã tìm cách thúc đẩy việc phát hành stablecoin tư nhân, nhưng trên thực tế là tạo ra giải pháp thay thế cho đồng đô la kỹ thuật số, vì phần lớn các stablecoin (99%) được hỗ trợ bởi đồng đô la Mỹ.

Điều đáng lo ngại là Hội đồng Đại Tây Dương đưa ra một kịch bản ngắn hạn có khả năng xảy ra nhất để phát triển tiền kỹ thuật số, là các cụm CBDC quốc gia chỉ có thể tương tác giữa các quốc gia thân thiện, nhưng lại bị rào cản bởi các chủ thể nhà nước và phi nhà nước bên ngoài. Khả năng tương tác hạn chế sẽ gây thêm khó khăn và kém hiệu quả cho các hệ thống thanh toán toàn cầu, từ đó phát sinh chi phí cao cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Mỹ vẫn ngược dòng xu hướng

Từ góc độ kinh tế, thương mại thế giới sẽ bị gián đoạn bởi các cuộc chiến thuế quan và các hạn chế khác vốn đã nhiều rào cản. Ngay cả trong lĩnh vực tạo ra tiền kỹ thuật số, thế giới cũng đang chia thành nhiều khối, thay vì hướng tới một loại tiền tệ toàn cầu.

Trong khi Mỹ chậm chân phát triển đồng đô la kỹ thuật số, Trung Quốc và Liên minh Châu Âu nằm trong số các cường quốc tích cực nắm bắt các loại CBDC
Trong khi Mỹ chậm chân phát triển đồng đô la kỹ thuật số, Trung Quốc và Liên minh Châu Âu nằm trong số các cường quốc tích cực nắm bắt các loại CBDC

Chia sẻ trên SCMP, nhóm chuyên gia tại Hội đồng Đại Tây Dương lưu ý, nếu thế giới phân chia thành các khối tiền tệ, thì rủi ro đáng kể là đồng đô la Mỹ sẽ giảm dần vai trò nổi bật hiện tại của nó. Các cụm CBDC có khả năng tương tác sẽ củng cố việc sử dụng ngày càng nhiều đồng nội tệ trong thanh toán song phương và cuối cùng là đa phương xuyên biên giới.

“Đúng là đồng đô la Mỹ đang chiếm ưu thế với 85% trong tổng số 7,5 nghìn tỷ đô la Mỹ trong doanh thu giao dịch ngoại hối hàng ngày trên toàn cầu. Tuy nhiên, khả năng tương tác cao hơn giữa các CBDC quốc gia, sẽ làm giảm sự phụ thuộc vào đồng bạc xanh như một loại tiền tệ trung gian trong việc thực hiện trao đổi giữa các cặp tiền tệ.

Trong khi các khối thương mại được xây dựng xung quanh các trung tâm kinh tế hàng đầu như Mỹ và Trung Quốc, việc sử dụng tiền kỹ thuật số sẽ được định hình bởi khu vực pháp lý với các quy tắc phát triển nhất. Hiện tại, Liên minh châu Âu đang dẫn đầu cuộc đua này, trước cả Trung Quốc và Mỹ”, nhóm chuyên gia phân tích.

Ông Anthony Rowley cho rằng, nhu cầu đồng USD thấp hơn trong giao dịch ngoại hối có thể gây ra sự sụt giảm song song trong lượng nắm giữ của ngân hàng trung ương, đẩy nhanh sự suy giảm dài hạn về việc phụ thuộc vào đồng USD như một đồng tiền dự trữ. Năm 2001, đồng đô la Mỹ chiếm khoảng 70% dự trữ toàn cầu do các ngân hàng trung ương nắm giữ, nhưng đến năm 2020, tỷ trọng của nó đã giảm xuống còn 59%.

Mặc dù việc rời xa đồng bạc xanh không dẫn đến sự gia tăng của bất kỳ loại tiền tệ thay thế nào, nhưng nó đã mang lại lợi ích cho một loạt các loại tiền tệ nhỏ hơn. Khi các nhà nhập khẩu chuyển sang các loại tiền kỹ thuật số địa phương có khả năng tương tác với các loại tiền kỹ thuật số không phải đô la khác, các ngân hàng trung ương sẽ ít có nhu cầu giữ đô la Mỹ hơn để trang trải giao dịch ngoại hối.

Trong khi Hoa Kỳ trì hoãn việc phát triển đồng đô la kỹ thuật số, Trung Quốc và Liên minh Châu Âu là một trong những cường quốc tích cực nắm bắt CBDC.

Như Hội đồng Đại Tây Dương nhận xét, việc không bắt đầu chiến lược đô la kỹ thuật số trong nước sẽ tạo ra rủi ro đáng kể là Hoa Kỳ sẽ thiếu hành động liên quan đến khả năng tương tác thanh toán xuyên biên giới.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đang thận trọng chống lại lời kêu gọi phát hành đồng đô la Mỹ kỹ thuật số. Đặc biệt, nhiều thành viên Quốc hội Hoa Kỳ vẫn phản đối việc phát hành CBDC. Mối quan tâm của họ tập trung vào rủi ro khi các giao dịch tài chính tư nhân có thể trở thành đối tượng giám sát của chính phủ liên bang và thông tin thu được có thể được sử dụng cho mục đích chính trị.

“Sự ra đời của CBDC là một sự phát triển tích cực mà theo IMF, nó có thể cải thiện các vấn đề về tài chính. Nhưng nếu CBDC được giới thiệu trong bối cảnh toàn cầu có sự phân mảnh về kinh tế và chính trị hiện nay, chúng có tiềm năng trở thành một thế lực tốt hoặc xấu. Bất kỳ hệ thống nào cũng có thể như vậy tùy thuộc vào người tạo ra nó”, Hội đồng Đại Tây Dương nhìn nhận.

Theo Diễn đàn Doanh nghiệp

Chủ tịch Fed: Mỹ không cần phải đi đầu với tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ươngChủ tịch Fed: Mỹ không cần phải đi đầu với tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương
Mỹ thận trọng trước sự phát triển của nhân dân tệ điện tửMỹ thận trọng trước sự phát triển của nhân dân tệ điện tử