Lập lờ chuyện hợp tác đào tạo của ERC
Ngày 14/12, ERC đã công bố các phương án giải quyết quyền lợi cho học viên. Theo đó, ERC đưa ra 3 phương án giải quyết như sau:
Thứ nhất, đối với những học viên có nhu cầu và đủ điều kiện kinh tế để có thể học chuyển tiếp chương trình của ERC tại Singapore, Anh, Australia thì ERC sẽ hỗ trợ về mặt thủ tục.
Nhiều nghi vấn trong việc hợp tác đào tạo giữa ERC và Trường ĐH Công nghệ Thông tin Gia Định
Thứ hai, những học viên không đủ điều kiện kinh tế đi du học, ERC sẽ chuyển đổi học viên sang các chương trình tương ứng tại một số trường đại học (ĐH) ở nước ta như: ĐH Tài Chính, ĐH Saigontech và ĐH Ngân hàng.
Và cuối cùng nếu không đồng ý hai phương án trên, ERC sẽ hoàn trả học phí cho học viên, mức hoàn trả tùy vào từng trường hợp cụ thể.
Tuy nhiên, trên thực tế trong số 365 học viên theo học tại ERC chỉ có 14 người đủ điều kiện kinh tế để học chuyển tiếp chương trình tại nước ngoài và 23 học viên xin rút học phí. Do đó, để tạo điều kiện cho những học viên muốn tiếp tục học chương trình của ERC tại Việt Nam, ERC đã công bố chính thức hợp tác đào tạo với Trường ĐH Công nghệ Thông tin Gia Định với vốn góp 50% cổ phần và thành lập Trung tâm Đào tạo Tổng hợp & Hợp tác Quốc tế. Đây được cho là giải pháp dành cho học viên có nhu cầu tiếp tục theo học chương trình của ERC tại Việt Nam.
Để tạo sự yên tâm cho học viên, ERC cũng cam kết, với sự hợp tác đầu tư của ERC sẽ biến Trường ĐH Công nghệ Thông tin Gia Định thành một môi trường đào tạo mang tính quốc tế. Đồng thời, sau khi học xong chương trình bằng cấp của học viên cũng là bằng quốc tế.
Những công bố trên của ERC khiến không ít phụ huynh yên lòng vì nghe có vẻ đây là các phương án giải quyết thấu đáo quyền lợi cho học viên trong tất cả các trường hợp. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ thì các phương án này thì còn rất nhiều điểm nghi vấn.
Trước hết, Trường ĐH Công nghệ Thông tin Gia Định không nằm trong danh sách 212 trường ĐH được Bộ Giáo dục & Đào tạo cấp phép liên kết đào tạo với nước ngoài.
Khi chúng tôi đặt câu hỏi về việc này, ông Nguyễn Hoàng Tuấn Anh - Phó Tổng giám đốc ERC giải thích rằng, sau buổi họp “công bố” này mới tiến hành các bước xin cấp phép từ Bộ Giáo dục & Đào tạo?!
Ngoài ra, cho tới nay trong lĩnh vực giáo dục ở nước ta cũng chưa cho phép bất cứ một đối tác nước ngoài nào có quyền được mua cổ phần của một trường dù đó là trường ngoài công lập. Do đó, nếu đúng như ERC công bố là “mua” 50% cổ phần của Trường ĐH Công nghệ Thông tin Gia Định thì đây là một việc làm trái pháp luật.
Một đại diện của Bộ Giáo dục & Đào tạo cũng khẳng định: Nếu ERC không ngừng đào tạo mà tiếp tục tổ chức đào tạo số học viên đã tuyển trái phép dưới bất cứ hình thức nào, dưới danh nghĩa của ai đều trái với quyết định xử phạt của Thanh tra Bộ Giáo dục & Đào tạo trước đó. Nếu phụ huynh tiếp tục đóng tiền cho ERC để đi theo con đường đào tạo của trung tâm này thì sẽ đối mặt với những rủi ro lớn.
Mai Phương
-
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Trường học chỉ an toàn khi xã hội không còn bạo lực
-
Tuần này, Quốc hội tập trung vào công tác lập pháp, giám sát và chất vấn về tài chính, giáo dục
-
Cần gần 4.000 nhân sự cho hai nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận
-
Mở rộng quy mô đào tạo và nhân lực về công nghệ số, trí tuệ nhân tạo
-
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 16 luật, pháp lệnh mới được thông qua
-
Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump điện đàm
-
[VIDEO] Tổng Bí thư Tô Lâm: Chính quyền phải đổi mới tư duy, cách làm và tác phong phục vụ nhân dân
-
Tổng Bí thư Tô Lâm: "Quản lý, quản trị đều phải tốt"
-
1/7/2025: Ngày hội non sông và bước ngoặt lịch sử