Lào Cai: Hơn 500 điểm có nguy cơ xảy ra sạt lở
![]() |
![]() |
![]() |
Trong số 551 điểm nguy cơ sạt lở, có 534 vị trí được xác định đã và đang xảy ra sạt lở đất, đá từ khảo sát thực địa (316 vị trí có quy mô nhỏ, 162 vị trí có quy mô trung bình, 53 vị trí có quy mô lớn và 3 vị trí có quy mô rất lớn). 12 vị trí đã xảy ra các tai biến địa chất liên quan trên địa bàn tỉnh Lào Cai, trong đó 7 vị trí lũ quét, lũ ống và 5 vị trí xói lở bờ sông, suối.
![]() |
Một vụ sạt lở đất, đá trúng xe máy tại huyện Bắc Hà. |
Việc tiến hành rà soát, thống kê các điểm có nguy cơ sạt lở đất, đá sẽ giúp các địa phương trong công tác sắp xếp dân cư, xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế một cách hợp lý. Qua đó, phòng tránh và giảm thiểu được thiệt hại về người và của khi thiên tai mưa lũ, sạt lở đất, đá xảy ra.
Theo thống kê của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Lào Cai, trong 17 năm qua, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra lũ ống, lũ quét, dông lốc, sạt lở đất, đá... làm 362 người chết và mất tích; 382 người bị thương; 2.571 nhà ở bị sập trôi; 42.293 nhà ở hư hỏng hoặc phải di chuyển; trên 61.022 ha diện tích lúa, hoa, rau màu, thủy sản bị ảnh hưởng và thiệt hại; 800 ha đất nông nghiệp bị xói lở, gần 51.000 con gia súc bị chết; 3.066 công trình giao thông, thuỷ lợi, nước sạch và các công trình hạ tầng khác bị phá huỷ hoặc hư hỏng nặng. Thiệt hại về kinh tế trên 4.443 tỉ đồng. Trung bình hàng năm thiệt hại từ 1,5-2,5% GDP toàn tỉnh.
Xuân Hinh
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng
-
Thủ tướng: "Ai làm tốt thì giao việc"
-
Thủ tướng: 3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm
-
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thông điệp chính sách tại Hội nghị P4G Việt Nam 2025