Lần đầu tiên Việt Nam mổ não thức tỉnh cho bệnh nhân

15:43 | 30/01/2019

251 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Một bệnh nhân 36 tuổi phải phẫu thuật khối u não rất lớn tại BV Việt Đức. Tuy nhiên, điều đáng nói là trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân vẫn tỉnh táo, cử động được và có thể hát mà không hề có cảm giác gì.  
lan dau tien viet nam mo nao thuc tinh cho benh nhanGhép đầu người: Đừng lo “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”
lan dau tien viet nam mo nao thuc tinh cho benh nhanThêm hơn 1.300 giường bệnh đi vào hoạt động
lan dau tien viet nam mo nao thuc tinh cho benh nhanMở đường cho thuốc rẻ, kém chất lượng tràn vào bệnh viện?

Đây là lần đầu tiên Việt Nam thực hiện được ca phẫu thuật như vậy và gọi là phẫu thuật thức tỉnh. Theo bác sĩ Đồng Văn Hệ – Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Thần kinh, Bệnh viện Việt Đức cho biết, bệnh nhân là Nguyễn Văn D. 36 tuổi, bị khối u não rất lớn, đường kính tới 6cm, gây chèn ép não khiến bệnh nhân bị đau đầu và động kinh.

lan dau tien viet nam mo nao thuc tinh cho benh nhan
Bác sĩ Hệ nói chuyện với bệnh nhân trong khi phẫu thuật

Với sự giúp đỡ của hai chuyên gia người Nhật Bản, các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức đã thực hiện ca phẫu thuật thức tỉnh, có nghĩa là mổ gây tê, bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo, có thể nói chuyện và trả lời những câu hỏi của bác sĩ, có thể cử động tay chân, thậm chí bệnh nhân có thể hát trong quá trình các bác sỹ cắt u. Theo bác sĩ Hệ, phẫu thuật thức tỉnh sẽ tránh làm tổn thương các chức năng quan trọng, giảm thiểu biến chứng như liệt, cấm khẩu sau phẫu thuật.

“Kỹ thuật này không mới nhưng thường được thực hiện ở những nước giàu có, đủ phương tiện kỹ thuật, có ê kip phẫu thuật gây mê được đào tạo bài bản và phối hợp với nhau nhịp nhàng. Đặc biệt, người bệnh phải hiểu biết về phương pháp này và phối hợp tốt với bác sĩ”, bác sĩ Hệ cho biết.

Cũng theo bác sĩ Hệ, kỹ thuật này có thể thực hiện ở nhiều loại tổn thương u hoặc tổn thương không phải u trong não, ví dụ u ở vùng chức năng: nói, vùng nhận thức, ngôn ngữ, vận động, cảm giác, thị giác… Những tổn thương này nếu mổ bằng phương pháp kinh điển (gây mê) sẽ khó tránh khỏi các di chứng không mong muốn sau mổ.

Theo bác sĩ Hệ, từ những năm 1980, việc gây tê này từng được bác sĩ Nguyễn Thường Xuân phối hơp với GS. Nguyễn Tài Thu châm cứu để phẫu thuật nhưng chưa thực hiện được. Đến nay, Bệnh viện Việt Đức đã được trang bị phương tiện, máy móc kích thích vỏ não, cộng với sự hỗ trợ của các chuyên gia người Nhật và ê kíp bác sĩ, kỹ thuật viên gây tê giỏi, ca phẫu thuật thức tỉnh đầu tiên tại Việt Nam đã được thực hiện.

Được biết, chỉ sau 1 tuần thực hiện phẫu thuật này bệnh nhân được ra viên, chi phí tương đương phẫu thuật kinh điển.

Nguyễn Anh