Lãi suất tiền gửi ngân hàng nào cao nhất hiện nay?

13:05 | 04/05/2023

633 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Hiện tại, để được hưởng mức lãi tiết kiệm ở mức 9%/năm, khách hàng chỉ còn lựa chọn gửi tiết kiệm với kỳ hạn dài, từ 12 tháng trở lên.

Từ đầu tháng 4, Ngân hàng Nhà nước giảm hàng loạt lãi suất điều hành, bao gồm trần lãi suất huy động. Từ đó đến nay, các nhà băng đã liên tiếp điều chỉnh biểu lãi suất tiết kiệm, với mức giảm 0,1-1,2%/năm.

Lãi suất tiền gửi ngân hàng nào cao nhất hiện nay?
Để được hưởng mức lãi tiết kiệm ở mức 9%/năm, khách hàng chỉ còn lựa chọn gửi tiết kiệm với kỳ hạn dài, từ 12 tháng trở lên.

Xu hướng giảm lãi suất lan rộng ra các ngân hàng kéo mặt bằng lãi suất dần hạ nhiệt. Đầu tháng 3, tức cách đây 2 tháng vẫn có khoảng 15 nhà băng niêm yết lãi suất cao nhất trên 9%/năm với kỳ hạn 12 tháng thì nay không có đơn vị trả mức này.

Nhiều ngân hàng tư nhân đang trả lãi suất dao động 7,5-8,8%/năm cho kỳ hạn 12 tháng. Còn với kỳ hạn 6 tháng, lãi suất phổ biến ở mức 7,3-8,5%/năm. Ở nhóm big 4 (4 ngân hàng có vốn Nhà nước), lãi suất vẫn ở mức 7,2%/năm cho kỳ hạn 12 tháng nhiều tháng nay; còn kỳ hạn 6 tháng là 5,8%/năm.

Diễn biến này ngược lại với cuối năm ngoái, khi lãi suất tiết kiệm liên tục tăng, có thời điểm lên tới gần 11%/năm cho kỳ hạn 12 tháng gây nên tình trạng cạnh tranh huy động gay gắt, tạo tâm lý bất ổn với cả người gửi tiền và đi vay. Ngân hàng Nhà nước khi đó cho biết sẽ theo dõi và có biện pháp xử lý các nhà băng tiếp tục tăng lãi suất.

Biểu lãi suất tiền gửi tại quầy của một số ngân hàng quy mô vừa, nhỏ (Đơn vị: %/năm)
Biểu lãi suất tiền gửi tại quầy của một số ngân hàng quy mô vừa, nhỏ (Đơn vị: %/năm)

Hiện để được hưởng mức lãi tiết kiệm ở mức 9%/năm, khách hàng chỉ còn lựa chọn gửi tiết kiệm với kỳ hạn dài, từ 12 tháng trở lên.

Diễn biến hạ lãi suất vốn đã được dự báo từ trước đó. Các công ty chứng khoán đều cùng chung nhận định lãi suất sẽ rục rịch giảm từ quý II và xu hướng này sẽ trở nên rõ nét khi bước vào nửa cuối năm. Cuộc đua lãi suất huy động cũng đã chững lại gần đây sau nhiều động thái của Ngân hàng Nhà nước như yêu cầu giảm lãi suất hay hạ trần lãi suất.

Ngày 25/4, trong cuộc họp Thường trực chính phủ với các bộ, ngành và 5 ngân hàng thương mại Nhà nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng yêu cầu các ngân hàng thương mại giảm lãi suất huy động và cho vay, trên cơ sở bảo đảm cân đối, hài hòa giữa tỷ giá và lãi suất, giữa lãi suất và lạm phát, tăng khả năng tiếp cận vốn, hấp thụ vốn của người dân, doanh nghiệp.

Minh Châu