Góp ý Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi):

Kỳ 2: Mở rộng đối tượng đấu thầu sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của DNNN

07:52 | 22/05/2023

7,630 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Luật sư Đặng Dương Anh cho rằng, việc mở rộng đối tượng áp dụng bắt buộc của Dự thảo Luật Đầu thầu đến công ty con có trên 50% vốn Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sự linh hoạt và hiệu quả trong hoạt động sản xuất-kinh doanh của các doanh nghiệp trong đó có DNNN nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Petrovietnam kiến nghị việc lựa chọn nhà thầu tiếp tục thực hiện theo pháp luật dầu khíPetrovietnam kiến nghị việc lựa chọn nhà thầu tiếp tục thực hiện theo pháp luật dầu khí
Thu hẹp phạm vi đấu thầu sẽ tạo tính chủ động hơn cho DNNNThu hẹp phạm vi đấu thầu sẽ tạo tính chủ động hơn cho DNNN

Vừa qua, Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội đề nghị Quốc hội cân nhắc, xem xét thêm mở rộng đối tượng so với Chính phủ, bao gồm công ty con sở hữu 100% vốn của doanh nghiệp Nhà nước và công ty con sở hữu 50% vốn của doanh nghiệp Nhà nước. Việc mở rộng đối tượng này, ảnh hưởng như thế nào đến các hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp? PetroTimes có cuộc trao đổi với ông Đặng Dương Anh, Luật sư - Thành viên Cao cấp - Chi nhánh Công ty Luật TNHH Quốc tế Việt Nam (VILAF - Hồng Đức).

Kỳ 2: Mở rộng đối tượng đấu thầu sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của DNNN
Luật sư Đặng Dương Anh ( ngoài cùng bên phải) trong một buổi hướng dẫn khách hàng quốc tế đầu tư vào VN

Phóng viên: Với tư cách là một hãng luật chuyên nghiệp, đại diện cho nhiều khách hàng là các nhà đầu tư nước ngoài, các tập đoàn, doanh nghiệp Việt Nam (trong đó bao gồm cả các liên doanh lớn có vốn góp của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) chiếm trên 50% vốn điều lệ), ông đánh giá thế nào về đề nghị của Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội?

Luật sư Đặng Dương Anh: Việc mở rộng đối tượng áp dụng bắt buộc của Dự thảo Luật Đầu thầu theo phương án của Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sự linh hoạt và hiệu quả trong hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp trong đó có DNNN nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

Trong suốt thời gian kể từ khi Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 lần đầu tiên được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua và ban hành vào ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/04/2006 cho đến Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 được thông qua và ban hành vào ngày 26/11/2013 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2014 đến nay, Luật Đấu thầu đều không có quy định bắt buộc các gói thầu của các doanh nghiệp trong đó DNNN nắm giữ trên 50% vốn điều lệ phải tuân thủ các quy định của Luật Đấu thầu. Như vậy, đây là lần đầu tiên cơ quan soạn thảo đưa ra đề xuất này để mở rộng đối tượng áp dụng của Luật Đấu thầu.

Phóng viên: Theo ông,nếu áp dụng phương án của Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội có ảnh hưởng gì đến hoạt động kinh doanh của các công ty liên doanh giữa DNNN với các nhà đầu tư nước ngoài?

Luật sư Đặng Dương Anh: Nếu theo phương án này, sẽ làm tăng gánh nặng về chi phí, thời gian, thủ tục hành chính và làm giảm cơ hội, tính cạnh tranh và hiệu quả trong hoạt động sản xuất-kinh doanh của các doanh nghiệp, chủ yếu bao gồm các công ty liên doanh giữa DNNN với các nhà đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp khác thuộc khối tư nhân. Nếu phương án này được thông qua và áp dụng sẽ tác động tiêu cực đến quyết định của các nhà đầu tư nước ngoài đang cân nhắc đầu tư và thành lập liên doanh với các DNNN, cũng như tạo ra tâm lý tiêu cực cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước hiện đang là một bên trong liên doanh với các DNNN. Chúng tôi cũng xin lưu ý là trong một số lĩnh vực nhất định, các nhà đầu tư nước ngoài chỉ có thể đầu tư vào Việt Nam thông qua hình thức liên doanh với DNNN, ví dụ trong lĩnh vực dịch vụ dầu khí, viễn thông, kinh doanh xăng dầu, sản xuất thuốc lá, … Do vậy, nếu Luật Đấu thầu (sửa đổi) bắt buộc các doanh nghiệp liên doanh đó phải tuân theo các quy định của Luật Đấu thầu, chắc chắn sẽ làm giảm lợi thế cạnh tranh về môi trường đầu tư của Việt Nam, làm giảm quyết tâm đầu tư vào Việt Nam của các nhà đầu tư nước ngoài. Điều này, nếu xảy ra, sẽ đi ngược lại tinh thần mở rộng, khơi thông hợp tác và chào đón dòng vốn đầu tư nước ngoài của Chính phủ Việt Nam trong suốt những năm vừa qua cũng như trong tương lai.

Trong các doanh nghiệp vừa có phần vốn góp của DNNN vừa có phần vốn góp của các doanh nghiệp khác thuộc khối tư nhân (bao gồm cả nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước), lợi ích của DNNN và các nhà đầu tư thuộc khối tư nhân, với tư cách là cổ đông hoặc thành viên góp vốn tại doanh nghiệp, đã được bảo vệ và rủi ro đã được chia sẻ thông qua cơ chế quản trị doanh nghiệp đã được xác lập tại Luật Doanh nghiệp và các nghị định, thông tư và quy chế hướng dẫn thi hành (cụ thể như thông qua cách thức bỏ phiếu và tỷ lệ biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban Kiểm soát, Ban điều hành trong các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, và/hoặc các loại hình doanh nghiệp khác). Do vậy, việc áp dụng bắt buộc các quy định của Luật Đấu thầu đối với các gói thầu của các doanh nghiệp nêu trên sẽ vừa triệt tiêu hiệu quả hoạt động quản trị doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp, vừa trì hoãn tiến độ vận hành sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đó.

Với những lý do chủ yếu trên đây, chúng tôi cho rằng phương án của Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội yêu cầu các doanh nghiệp trong đó DNNN nắm giữ trên 50% vốn điều lệ phải bắt buộc áp dụng các quy định của Luật Đấu thầu chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng, tác động tiêu cực đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của các đối tượng doanh nghiệp này cũng như làm giảm mong muốn đầu tư theo hình thức liên doanh, liên kết với các DNNN của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Phóng viên: Theo ông, việc mở rộng đối tượng áp dụng Luật Đấu thầu ( sửa đổi) có đúng với tinh thần của Luật Doanh nghiệp?

Luật sư Đặng Dương Anh: Việc mở rộng đối tượng áp dụng bắt buộc của Luật Đấu thầu theo đề nghị của Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội là đi ngược lại tinh thần của Luật Doanh nghiệp hiện tại. Bởi vì, theo các quy định của Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 được Quốc hội thông qua và ban hành vào ngày 17/06/2020, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 (sau đây gọi là “Luật Doanh nghiệp”), doanh nghiệp trong đó DNNN nắm giữ trên 50% vốn điều lệ không được xem là DNNN. Luật Doanh nghiệp cũng không có nhóm quy định về cơ chế quản lý riêng biệt đối với các doanh nghiệp có vốn góp của DNNN tương tự như đối với DNNN (ví dụ như Chương IV (Doanh nghiệp Nhà nước) của Luật Doanh nghiệp). Như vậy, chúng ta có thể thấy quan điểm và tinh thần thống nhất của Luật Doanh nghiệp là đảm bảo tính độc lập, tự chủ trong việc tổ chức và vận hành sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn góp của DNNN tương tự như các doanh nghiệp trong khối tư nhân mà không lệ thuộc vào các quy định riêng biệt về quản lý DNNN.

Có thể nói sẽ là mâu thuẫn và không phù hợp với Luật Doanh nghiệp hiện tại nếu Dự thảo yêu cầu các gói thầu trong các dự án đầu tư và trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong đó DNNN nắm giữ trên 50% vốn điều lệ phải tuân thủ và thực hiện theo các quy định của Luật Đấu thầu. (Từ trước đến nay Luật Đấu thầu chỉ bắt buộc áp dụng đối với các gói thầu của Nhà nước và/hoặc của các DNNN). Việc đưa phương án này vào Dự thảo cũng không đảm bảo các quyền kinh doanh cơ bản của các doanh nghiệp không phải DNNN được quy định trong Luật Doanh nghiệp, như quyền “tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh,” hay quyền “lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn” của các doanh nghiệp theo quy định tại Điều 7 của Luật Doanh nghiệp.

Phóng viên: Vậy đối với “Luật Quản lý và Sử dụng vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp” thì sao, thưa ông?

Luật sư Đặng Dương Anh: Việc mở rộng đối tượng áp dụng bắt buộc của Luật Đầu thầu ( sửa đổi) sẽ mâu thuẫn với tinh thần và nguyên tắc quản lý hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư của DNNN.

Khác với việc quản lý vốn Nhà nước đầu tư tại các DNNN, việc quản lý vốn đầu tư ra ngoài của DNNN được quy định theo nhóm quy định riêng, cụ thể là tại Điều 28 của Luật Quản lý và Sử dụng vốn Nhà nước Đầu tư vào Sản xuất, Kinh doanh tại Doanh nghiệp số 69/2014/QH13, được sửa đổi và bổ sung (sau đây gọi là “Luật Quản lý và Sử dụng vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp”) và Mục 2 Chương III của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP về Đầu tư vốn Nhà nước vào Doanh nghiệp và Quản lý, Sử dụng vốn, tài sản tại Doanh nghiệp, được sửa đổi và bổ sung (sau đây gọi là “Nghị định 91/2015”).

Tinh thần và nguyên tắc của các văn bản pháp luật nêu trên về quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp là chỉ tập trung vào việc quản lý, giám sát, sử dụng hiệu quả phần vốn góp của DNNN trong các công ty con của DNNN (chủ yếu là các công ty con do DNNN nắm giữ 100% vốn điều lệ) thông qua cơ chế đại diện sở hữu phần vốn góp của DNNN tại các doanh nghiệp này, mà không can thiệp đến tính độc lập, tự chủ và linh hoạt trong việc vận hành, sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn góp của DNNN. Luật Quản lý và Sử dụng vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp và Nghị định 91/2015 (cụ thể là Điều 23 của Nghị định 91/2015) chỉ yêu cầu các DNNN phải bắt buộc tuân thủ các quy định về đấu thấu trong hoạt động đầu tư và mua sắm của các DNNN đó; mà không yêu cầu các công ty con hay công ty liên kết của các DNNN đó cũng phải tuân theo các quy định về đấu thầu đó.

Từ các cơ sở nêu trên, chúng tôi cho rằng Luật Đấu thầu không nên quy định các doanh nghiệp trong đó DNNN nắm giữ trên 50% vốn điều lệ phải bắt buộc áp dụng Luật Đấu thầu tương tự như các DNNN. Việc quy định như vậy là không phù hợp với tinh thần chủ đạo và xuyên suốt của Luật Quản lý và Sử dụng vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp và Nghị định 91/2015 quy định về cơ chế quản lý, giám sát việc đầu tư và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư ra ngoài của DNNN.

Xin cảm ơn ông!

Mạnh Tưởng (thực hiện)

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 118,900 120,900
AVPL/SJC HCM 118,900 120,900
AVPL/SJC ĐN 118,900 120,900
Nguyên liệu 9999 - HN 10,830 11,250
Nguyên liệu 999 - HN 10,820 11,240
Cập nhật: 06/07/2025 08:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 114.800 117.400
TPHCM - SJC 118.900 120.900
Hà Nội - PNJ 114.800 117.400
Hà Nội - SJC 118.900 120.900
Đà Nẵng - PNJ 114.800 117.400
Đà Nẵng - SJC 118.900 120.900
Miền Tây - PNJ 114.800 117.400
Miền Tây - SJC 118.900 120.900
Giá vàng nữ trang - PNJ 114.800 117.400
Giá vàng nữ trang - SJC 118.900 120.900
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 114.800
Giá vàng nữ trang - SJC 118.900 120.900
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn Trơn PNJ 999.9 114.800
Giá vàng nữ trang - Vàng Kim Bảo 999.9 114.800 117.400
Giá vàng nữ trang - Vàng Phúc Lộc Tài 999.9 114.800 117.400
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999.9 114.100 116.600
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999 113.980 116.480
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 9920 113.270 115.770
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 99 113.030 115.530
Giá vàng nữ trang - Vàng 750 (18K) 80.100 87.600
Giá vàng nữ trang - Vàng 585 (14K) 60.860 68.360
Giá vàng nữ trang - Vàng 416 (10K) 41.160 48.660
Giá vàng nữ trang - Vàng 916 (22K) 104.410 106.910
Giá vàng nữ trang - Vàng 610 (14.6K) 63.780 71.280
Giá vàng nữ trang - Vàng 650 (15.6K) 68.440 75.940
Giá vàng nữ trang - Vàng 680 (16.3K) 71.940 79.440
Giá vàng nữ trang - Vàng 375 (9K) 36.380 43.880
Giá vàng nữ trang - Vàng 333 (8K) 31.130 38.630
Cập nhật: 06/07/2025 08:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 11,270 11,710
Trang sức 99.9 11,260 11,700
NL 99.99 10,850
Nhẫn tròn ko ép vỉ T.Bình 10,840
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 11,470 11,770
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 11,470 11,770
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 11,470 11,770
Miếng SJC Thái Bình 11,890 12,090
Miếng SJC Nghệ An 11,890 12,090
Miếng SJC Hà Nội 11,890 12,090
Cập nhật: 06/07/2025 08:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng TCB
AUD 16611 16880 17475
CAD 18701 18979 19604
CHF 32300 32683 33345
CNY 0 3570 3690
EUR 30185 30459 31504
GBP 34919 35312 36264
HKD 0 3202 3406
JPY 174 178 184
KRW 0 18 20
NZD 0 15550 16152
SGD 19985 20268 20809
THB 723 786 842
USD (1,2) 25902 0 0
USD (5,10,20) 25942 0 0
USD (50,100) 25971 26005 26360
Cập nhật: 06/07/2025 08:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng BIDV
USD 25,990 25,990 26,350
USD(1-2-5) 24,950 - -
USD(10-20) 24,950 - -
GBP 35,342 35,438 36,328
HKD 3,275 3,285 3,384
CHF 32,596 32,697 33,515
JPY 177.99 178.31 185.87
THB 771.36 780.88 835.42
AUD 16,913 16,974 17,452
CAD 18,967 19,028 19,583
SGD 20,159 20,222 20,899
SEK - 2,691 2,784
LAK - 0.93 1.29
DKK - 4,062 4,202
NOK - 2,553 2,642
CNY - 3,605 3,702
RUB - - -
NZD 15,540 15,684 16,143
KRW 17.73 18.49 19.96
EUR 30,389 30,413 31,655
TWD 816.31 - 987.42
MYR 5,792.07 - 6,533.33
SAR - 6,861.31 7,221.27
KWD - 83,422 88,692
XAU - - -
Cập nhật: 06/07/2025 08:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 26,010 26,010 26,350
EUR 30,234 30,355 31,484
GBP 35,175 35,316 36,313
HKD 3,270 3,283 3,388
CHF 32,425 32,555 33,488
JPY 177.34 178.05 185.45
AUD 16,872 16,940 17,483
SGD 20,199 20,280 20,834
THB 788 791 827
CAD 18,952 19,028 19,563
NZD 15,655 16,166
KRW 18.42 20.23
Cập nhật: 06/07/2025 08:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 26000 26000 26350
AUD 16806 16906 17479
CAD 18901 19001 19558
CHF 32579 32609 33495
CNY 0 3618.3 0
CZK 0 1190 0
DKK 0 4120 0
EUR 30473 30573 31345
GBP 35227 35277 36388
HKD 0 3330 0
JPY 177.81 178.81 185.33
KHR 0 6.267 0
KRW 0 18.8 0
LAK 0 1.152 0
MYR 0 6400 0
NOK 0 2590 0
NZD 0 15663 0
PHP 0 438 0
SEK 0 2760 0
SGD 20162 20292 21020
THB 0 753.3 0
TWD 0 900 0
XAU 11700000 11700000 12090000
XBJ 10800000 10800000 12090000
Cập nhật: 06/07/2025 08:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng OCB
USD100 26,000 26,050 26,300
USD20 26,000 26,050 26,300
USD1 26,000 26,050 26,300
AUD 16,854 17,004 18,070
EUR 30,513 30,663 31,841
CAD 18,851 18,951 20,273
SGD 20,242 20,392 20,865
JPY 178.35 179.85 184.5
GBP 35,327 35,477 36,265
XAU 11,928,000 0 12,132,000
CNY 0 3,503 0
THB 0 789 0
CHF 0 0 0
KRW 0 0 0
Cập nhật: 06/07/2025 08:00