Khủng hoảng Covid-19 sẽ làm thay đổi ngành công nghiệp dầu mỏ như thế nào?

12:23 | 24/07/2020

|
(PetroTimes) - Cuộc khủng hoảng y tế hiện nay và sự nhiễu loạn trên thị trường dầu mỏ thế giới sẽ đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng và có thể thay đổi quỹ đạo chuyển động của ngành dầu mỏ.    
khung hoang covid 19 se lam thay doi nganh cong nghiep dau mo nhu the naoNhiều kịch bản hậu Covid-19
khung hoang covid 19 se lam thay doi nganh cong nghiep dau mo nhu the naoTập đoàn dịch vụ dầu khí Halliburton mất gần một nửa doanh thu do sụt giảm hoạt động
khung hoang covid 19 se lam thay doi nganh cong nghiep dau mo nhu the nao

Sự đồng thuận về chuyển đổi năng lượng trước Covid-19

Trước khi khủng hoảng đại dịch Covid-19 xảy ra, giới chuyên gia thị trường và người chơi trên thị trường dầu khí đã ít nhiều đạt được sự đồng thuận về sự cần thiết của quá trình chuyển đổi năng lượng, bao gồm 3 phương hướng chính.

Phương hướng thứ nhất xác định nhu cầu đỉnh điểm về dầu thô sẽ xảy ra trong giai đoạn 2025 - 2030 và đi kèm với các yếu tố sau: tăng trưởng vượt trội ngành dịch vụ (có mức tiêu thụ dầu ít hơn ngành công nghiệp), phát triển các loại hình phương tiện, nhiên liệu thay thế (ô tô điện, nhiên liệu động cơ khí, nhiên liệu sinh học, metan sinh học, hydro...), tăng trưởng sử dụng phương tiện công cộng, tăng chi phí sở hữu xe cá nhân và loại bỏ từng bước nhựa và tăng cường tái chế chất thải.

Phương hướng thứ hai tập trung hỗ trợ chuyển đổi chiến lược cho các công ty dầu mỏ, được đặc trưng bởi tăng trưởng tỷ trọng các dự án khí trong phân khúc thượng nguồn, đẩy nhanh quá trình đa dạng hóa danh mục các dự án của các công ty năng lượng (tăng trưởng tỷ lệ các dự án năng lượng tái tạo, hóa khí, năng lượng điện...), tiêu chuẩn hóa các dự án và loại bỏ khỏi các siêu dự án.

Phương hướng thứ ba được đặc trưng bởi tăng trưởng sản xuất dầu khí thân thiện với môi trường và sản xuất các sản phẩm dầu mỏ có tính đến giảm phát thải khí metan và CO2, khí đồng hành cũng như sự quan tâm ngày càng lớn của người tiêu thụ đối các loại nhiên liệu thân thiện với môi trường.

Ảnh hưởng của Covid-19 đối với ngành dầu mỏ

Nguyên nhân cơ bản để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng trong ngành dầu mỏ là giảm mạnh sản xuất, giảm tiêu thụ dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ tương đương với mức sụt giảm GDP và sụt giảm đầu tư trong ngành công nghiệp này.

khung hoang covid 19 se lam thay doi nganh cong nghiep dau mo nhu the nao
Giá dầu thô Mỹ xuống mức chưa từng có dưới 0$

Theo đánh giá của các chuyên gia, lĩnh vực dầu mỏ bị thiệt hại nghiêm trọng hơn so với sụt giảm GDP trung bình năm 2020. Tiêu thụ dầu thô trong năm 2020 được dự báo sẽ giảm 8-12%, trong khi sụt giảm kinh tế toàn cầu là từ 5-6%. Sang năm 2021, nhu cầu tiêu thụ dầu thô trung bình sẽ thấp hơn mức tiêu thụ "trước khủng hoảng" (năm 2019).

Sụt giảm mạnh tiêu thụ các sản phẩm dầu mỏ được cho là xuất phát từ các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt trong lĩnh vực vận tải so với các hạn chế trong hầu hết các lĩnh vực khác của nền kinh tế. Sự phục hồi tiêu thụ sẽ diễn ra với tốc độ khác nhau đối với các sản phẩm dầu mỏ khác nhau. Động lực tiêu thụ sẽ được xác định bởi động lực của các hoạt động kinh tế trong lĩnh vực có liên quan.

● Xăng: Động lực tiêu thụ xăng trong giai đoạn 2020-2021 sẽ đi theo hình chữ V với nhánh sau dài hơn nhánh trước, khi nhu cầu bật tăng trở lại sau khi dỡ bỏ các hạn chế, cách ly với tốc độ phục hồi chậm.

● Dầu diesel: Động lực tiêu thụ sẽ đi theo hình chữ U (nhu cầu tiêu thụ dầu trong ngành công nghiệp suy giảm chậm nhưng quá trình phục hồi cũng chậm). Chưa kể, nhu cầu diesel có thể sụt giảm hơn nữa khi người tiêu dùng châu Âu quan tâm ít hơn đối với các dòng xe ô tô chạy dầu diesel. Những rủi ro về tình trạng suy thoái kinh tế tiếp tục diễn ra trong năm 2021 cũng tác động tiêu cực đến dự báo tiêu thụ diesel.

● Xăng máy bay: Động lực tiêu thụ sẽ đi theo hình chữ L. Ngành hàng không bị thiệt hại nặng nề nhất trong thời gian đại dịch cùng với triển vọng hồi phục về mức trước khủng hoảng chỉ xảy ra trong giai đoạn 2022-2023.

● Dầu hỏa (dầu mazut): Động lực tiêu thụ sẽ giống như mô hình của dầu diesel song sẽ chứng kiến sự sụt giảm bổ sung do Tổ chức hàng hải quốc tế đã áp dụng và cấm sử dụng dầu mazut chứa hàm lượng lưu huỳnh cao trong vận tải hàng hải.

● Naphtha và khí đồng hành (LPG): Đối với các sản phẩm dầu mỏ là nguyên liệu cho các cơ sở hóa dầu (naphtha, LPG...), sự sụt giảm nhu cầu sẽ thấp hơn so với lĩnh vực vận tải. Giá dầu giảm dẫn đến sự gia tăng biên độ lợi nhuận của ngành hóa dầu. Ngoài ra còn thúc đẩy nhu cầu bổ sung về thiết bị bảo hộ và bao bì. Theo đánh giá của IHS Market và JPMorgan, nhu cầu polietilen toàn cầu trong năm 2020 sẽ chỉ giảm 1% so với năm 2019, mức giảm thấp hơn so với mức sụt giảm sản xuất công nghiệp và GDP toàn cầu.

Những tác động của Covid-19 sẽ như thế nào?

khung hoang covid 19 se lam thay doi nganh cong nghiep dau mo nhu the nao

Đại dịch và các biện pháp hạn chế, cách ly toàn cầu làm xuất hiện những nhân tố mới làm tăng hoặc giảm nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm dầu mỏ. Sự phát triển của các nhân tố này sẽ được xác định trước hết bởi việc kiểm soát đại dịch Covid-19 nhanh đến đâu, nhất là tại thời điểm này đã xuất hiện làn sóng lây nhiễm mới và chưa xuất hiện vacxin chống Covid-19. Tình hình đại dịch sẽ ảnh hưởng đến tăng/giảm nhu cầu tiêu thụ.

Trong trường hợp xảy ra làn sóng đại dịch lần hai, quá trình phục hồi nhu cầu dầu mỏ sẽ chuyển sang giai đoạn suy thoái một lần nữa. Theo Rystad Energy, nhu cầu sản phẩm dầu mỏ toàn cầu trong tháng 6 có thể sẽ suy giảm trong giai đoạn từ tháng 8-9/2020.

Trong kịch bản các biện pháp chống đại dịch không đủ hiệu quả và kinh tế suy thoái, Rystad Energy dự báo nhu cầu sử dụng phương tiện vận tải toàn cầu trong giai đoạn 2021-2022 sẽ giảm từ 8-12% so với năm 2019. Một số lãnh đạo các công ty dầu khí lớn còn đưa ra những dự báo bi quan. Trong tháng 4 và tháng 5 vừa qua, lãnh đạo các tập đoàn Shell và BP thông báo rằng, nhu cầu tiêu thụ dầu thô toàn cầu không thể khôi phục về mức trước khủng hoảng, có nghĩa là nhu cầu dầu đã đạt đỉnh trong năm 2019.

Theo đánh giá của ngân hàng Goldman Sachs, sự chuyển đổi 5% số nhân viên sang chế độ làm việc từ xa sẽ làm giảm nhu cầu tiêu thụ xăng dầu khoảng 400.000 thùng/ngày. Giảm 30% số các chuyến bay thương mại và chuyển sang mô hình hội nghị trực tuyến sẽ làm giảm nhu cầu nhiên liệu máy bay toàn cầu khoảng 1 triệu thùng/ngày.

Trong năm 2019, chi phí tiêu thụ năng lượng đầu cuối của người dùng đối với các sản phẩm dầu mỏ (bao gồm cả các sản phẩm hóa dầu) chiếm gần 50% chi phí cho các loại sản phẩm năng lượng. Chi phí tiêu thụ năng lượng của người dùng về cơ bản tương đương với thu nhập của công ty dầu khí. Do đó, mặc dù đa dạng hóa danh mục dự án và quan tâm hơn đến các nguồn năng lượng tái tạo và khí đốt, hoạt động kinh doanh dầu mỏ vẫn chiếm ưu thế đối với hầu hết các công ty dầu lớn. Mặc dù một số công ty dầu khí quốc tế đã và đang chi phối một số các dự án khí đốt.

Covid-19 làm suy giảm đầu tư

Nếu Covid-19 tác động đa chiều đối với nhu cầu sản phẩm dầu mỏ trong những phân khúc tiêu thụ thì ảnh hưởng của đại dịch đối với mức độ thu hút đầu tư của ngành dầu khí chỉ diễn biến theo chiều hướng tiêu cực.

Phần lớn người chơi trên thị trường cho rằng phân khúc lọc, hóa dầu có triển vọng nhất. Trong giai đoạn sụt giảm mạnh giá dầu 2014-2015, giá bán lẻ xăng dầu đã sụt giảm ít hơn giá dầu thô. Điều này thúc đẩy ngành lọc, hóa dầu và tăng biên độ lợi nhuận trong phân khúc hạ nguồn. Khủng hoảng hiện tại trong triển vọng trung hạn (2-4 năm) sẽ dẫn suy giảm tinh chế dầu thô nhanh hơn. Nhu cầu sản phẩm dầu mỏ sụt giảm mạnh và phục hồi chậm. Trong giai đoạn 2021-2024, một số dây chuyền tinh chế dầu thô mới sẽ đi vào vận hành, nhất là ở Trung Quốc và Trung Đông (chiếm gần 70% công suất mới). Điều này sẽ làm gia tăng cạnh tranh các sản phẩm dầu mỏ trên thị trường toàn cầu.

Phần lớn các chuyên gia cho rằng, công nghiệp hóa dầu sẽ là chìa khóa vạn năng giúp tăng trưởng tiêu thụ sản phẩm dầu mỏ trong dài hạn. Cho dù vậy, vào cuối tháng 6 vừa qua, BP đã quyết định rút hoạt động khỏi hóa dầu. Chủ tịch của hãng Bernard Looney thừa nhận rằng, thanh lý phân khúc kinh doanh này (phân khúc tạo công ăn việc làm cho 1700 lao động và sản xuất 9,7 triệu tấn sản phẩm hóa dầu trong năm 2019) sẽ gây bất ngờ đối với thị trường.

Kết quả của chế độ tự cách ly

Theo một số chuyên gia dầu khí Nga, những hệ quả của chế độ cách ly có thể kéo dài trong thời gian dài, vì thói quen tiêu dùng của người dân đã thay đổi. Chế độ tự cách ly đã có những tác động đa chiều.

Một mặt, sau khi dỡ bỏ các hạn chế cách ly, người dân sẽ thích sử dụng các phương tiện cá nhân hơn so với sử dụng các phương tiện công cộng, góp phần đẩy nhanh quá trình phục hồi tiêu thụ xăng dầu. Mặt khác, người dân đã giảm đáng kể tỷ lệ đi du lịch nước ngoài bằng cách tránh đi lại khi không cần thiết. Ngoài ra, sự tăng trưởng toàn cầu trong tiêu thụ xăng dầu có thể dừng lại do sự chuyển đổi nhanh chóng sang chế độ làm việc từ xa.

Ở một khía cạnh khác, nhiên liệu diesel có thể nhận được kích thích tăng trưởng bổ sung do sự phát triển dịch vụ chuyển phát, giao hàng nhanh, song mất một số nhu cầu do sụt giảm nhu cầu đi lại bằng phương tiện giao thông công cộng.

Sự tăng tốc chuyển đổi năng lượng cũng có thể xảy ra do sự gia tăng vai trò của nhà nước trong quá trình phục hồi kinh tế. Nhà nước có thể điều chỉnh phương hướng phục hồi kinh tế, chọn lựa những chính sách thân thiện với môi trường hơn và hỗ trợ các ngành có tầm quan trọng nhất trong thực hiện các mục tiêu về chuyển đổi năng lượng.

Mặt khác sự sụt giảm ngắn hạn phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính và các chất ô nhiễm do khủng hoảng kinh tế có thể làm chậm lại quá trình chuyển đổi sang sử dụng các công nghệ sạch. Các hiệp hội ngành nghề và chính quyền địa phương có thể đảm bảo việc tuân thủ các tiêu chuẩn quy định môi trường mà không cần thực hiện các biện pháp bổ sung để giảm lượng khí thải. Do đó, theo một số nhà phân tích, suy thoái kinh tế của Mỹ sẽ kéo theo mức tiêu thụ nhiên liệu máy bay và xăng giảm lần lượt 50% và 30% và sử dụng khí thiên nhiên sẽ giảm gần 20%. Việc giảm này dẫn đến giảm 15% lượng khí thải CO2. Nếu xu hướng này tiếp tục, Mỹ sẽ trải qua đợt giảm phát thải CO2 hàng năm lớn nhất trong lịch sử, tiến gần đến mục tiêu giảm phát thải vào năm 2025 theo thỏa thuận Paris 2015 (thỏa thuận mà Mỹ tuyên bố rút khỏi).

Các công ty dầu khí cũng có thể chuyển trong tâm kinh doanh của mình sang hướng thực hiện các mục tiêu ngắn hạn hơn để duy trì hoạt động kinh doanh. Kết quả là các mục tiêu môi trường dài hạn hoặc các mục tiêu phát triển bền vững có thể sẽ ít được quan tâm hơn.

Phạm TT

Theo Oilcapital.ru