Khi nào có kết luận kiểm tra các cơ sở xử lý chất thải rắn ở Củ Chi?

18:45 | 08/11/2023

6,572 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Trao đổi với PetroTimes về việc kiểm tra các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực Tây Bắc Củ Chi, TP HCM, ông Hoàng Văn Thức, Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, hiện đoàn công tác vẫn đang kiểm tra, chưa có kết quả.

Chuyên gia: Cần phải giải quyết tại gốc vấn đề ô nhiễm ở bãi rác Củ ChiChuyên gia: Cần phải giải quyết tại gốc vấn đề ô nhiễm ở bãi rác Củ Chi

TP HCM giảm dần các trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt trong nội thànhTP HCM giảm dần các trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt trong nội thành
Khu xử lý chất thải rắn Tây Bắc: Điểm yếu công nghệ và lý do dự án đứng imKhu xử lý chất thải rắn Tây Bắc: Điểm yếu công nghệ và lý do dự án đứng im

Trước đó, nhiều cơ quan báo chí phản ánh hàng ngàn hộ dân 7 xã ở huyện Củ Chi (TP HCM) bị tra tấn bởi mùi hôi thối và ô nhiễm nguồn nước từ Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc cả 20 năm qua, nhưng chưa biết khi nào mới kết thúc.

Khi nào có kết luận kiểm tra các cơ sở xử lý chất thải rắn ở Củ Chi?
Khói bay mù mịt tại khu Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc Củ Chi/Ảnh :Vietnamnet/

Được biết, Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc (gọi tắt khu xử lý rác, huyện Củ Chi, TP HCM) đặt dọc con đường Tam Tân, nơi có kênh Thầy Cai (ranh giới địa chính giữa TP HCM và Long An) . Khu xử lý rác này rộng 687 ha, hoạt động từ năm 2003, mỗi ngày xử lý khoảng 3.200 tấn rác theo hình thức tái chế, đốt rác và ủ phân vi sinh. Các doanh nghiệp đang hoạt động tại đây gồm: Công ty Môi trường đô thị TP HCM, Công ty cổ phần Vietstar và Công ty cổ phần đầu tư phát triển Tâm Sinh Nghĩa

Nhà máy của Công ty cổ phần Vietstar và Công ty cổ phần đầu tư phát triển Tâm Sinh Nghĩa này sử dụng dây chuyền công nghệ đốt rác phát điện để xử lý, thay thế việc chôn lấp thủ công như trước đây. Tuy nhiên, nhiều năm nay người dân địa phương vẫn phải chịu mùi hôi thối từ rác, ô nhiễm nước thải.

Theo số liệu từ Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM cho thấy, bình quân mỗi ngày TP HCM có khoảng 9.800 tấn chất thải phát sinh, được điều phối về 4 đơn vị xử lý rác. Trong đó, Khu liên hợp xử lý chất thải rắn huyện Củ Chi chịu trách nhiệm xử lý khoảng 3.200 tấn/ngày.

Với công nghệ xử lý rác có phần lạc hậu là đốt, ủ phân compost và chôn lấp, những cột khói khổng lồ mỗi khi đốt rác, dòng nước đen kịt bao phủ những con kênh kế cận là hình ảnh mà người dân tại khu vực này phải chứng kiến trong thời gian dài.

Trao đổi với báo chí, ông Lê Khánh Duyệt - Phó Chủ tịch UBND xã Thái Mỹ cho biết, huyện Củ Chi, 37 hộ dân tổ 14 sống gần khu xử lý rác của Công ty Vietstar là những cư dân chịu tác động nặng nề nhất từ mùi hôi và loạt bất tiện khác liên quan đến các nhà máy xử lý rác thải.

Lãnh đạo UBND huyện Củ Chi từng khảo sát về tác động mùi hôi từ Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc (quy mô 687 ha). Ngành chức năng địa phương nhận thấy mùi hôi phát chủ yếu từ hoạt động xử lý rác; khu vực ô nhiễm mùi hôi có bán kính lên đến 10km.

Theo UBND huyện Củ Chi đánh giá, nhiều cư dân của 7 xã và thị trấn Củ Chi thuộc huyện bị ảnh hưởng bởi mùi hôi sinh ra từ hoạt động thu gom, tập kết và xử lý rác tại các nhà máy hiện hữu trong Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc.

Cụ thể, có 244 hộ dân bị ảnh hưởng trực tiếp bởi mùi hôi của rác thải, đất đai bị ô nhiễm, bỏ hoang gây lãng phí… trong suốt 20 năm qua.

Để khắc phục, năm 2003, TP HCM phê duyệt dự án bồi thường, giải tỏa để trồng cây xanh cách ly Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc giai đoạn 1 Dự án nằm trên địa bàn xã Phước Hiệp và Thái Mỹ, do Ban Quản lý các khu liên hợp xử lý rác thải thành phố (thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường) làm chủ đầu tư.

Khi triển khai, khu xử lý rác sẽ có quỹ đất trồng cây xanh ngăn cách với khu vực xung quanh. Mục đích nhằm tạo hệ thống cây xanh giúp hấp thu, ngăn mùi hôi phát ra từ các nhà máy xử lý rác, hạn chế tác động xấu đến đời sống người dân địa phương. Tuy nhiên vì nhiều lý do, đến nay dự án này vẫn còn... nằm trên giấy, chưa có "bức tường cây xanh” nào được mọc lên bảo vệ lá phổi người dân Củ Chi sau nhiều năm.

Khi nào có kết luận kiểm tra các cơ sở xử lý chất thải rắn ở Củ Chi?
Nhà máy vẫn tiếp nhận rác, xử lý theo kiểu truyền thống là đốt rác, tái chế và mang đi chôn lấp.

Theo tìm hiểu, năm 2009, cả hai công ty Tâm Sinh Nghĩa và Vietstar đồng loạt khởi công xây dựng nhà máy đốt rác phát điện theo công nghệ hiện đại. Trong đó, nhà máy đốt rác phát điện Tâm Sinh Nghĩa có vốn lên đến 5.000 tỷ đồng, công suất xử lý rác khoảng 1.000 tấn/ngày, còn nhà máy của Vietstar xử lý gần 2.000 tấn/ngày.

Các nhà máy dự kiến hoạt động vào cuối năm 2020, hứa hẹn giải quyết đáng kể lượng rác phải chôn lấp. Tuy nhiên, hiện tại việc chuyển đổi trên vẫn "dậm chân tại chỗ" vì chờ thủ tục, trong khi lượng rác vẫn tăng lên mỗi năm.

Giải pháp tạm thời “không thể thay thế” vẫn là tiếp nhận rác, xử lý theo kiểu truyền thống là đốt rác, tái chế và mang đi chôn lấp.

Trước đó, vào tháng 8, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường thành lập đoàn kiểm tra chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực Tây Bắc huyện Củ Chi, TP HCM sau khi báo chí phản ánh.

Theo ông Hoàng Văn Thức, Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, đoàn kiểm tra của đơn vị này sẽ kiểm tra cơ sở xử lý rác thải của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Tâm Sinh Nghĩa và Công ty Cổ phần Vietstar.

Liên quan đến việc này, trao đổi với phóng viên PetroTimes, ông Thức cho biết, hiện việc thanh kiểm tra vẫn đang được tiến hành và sẽ thông tin khi có kết luận.

Trước thực trạng ô nhiễm từ các nhà máy tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn huyện Củ Chi, "rất mong Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm có kết luận chính thức và có giải pháp để xử lý triệt để vấn đề này”. Đây cũng là ý kiến mong mỏi của người dân Củ Chi từ nhiều năm nay.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Huy Tùng

Hầm chôn chất thải hạt nhân đầu tiên trên thế giới

Hầm chôn chất thải hạt nhân đầu tiên trên thế giới

(PetroTimes) - Nằm sâu 450m dưới lòng đất đảo Olkiluoto (Phần Lan), Onkalo - hệ thống lưu trữ và xử lý chất thải hạt nhân đầu tiên trên thế giới sắp hoàn thành...