Hơn một phần ba doanh nghiệp âm Quỹ Bình ổn giá xăng dầu
Tiếp tục thực hiện nguyên tắc công khai minh bạch trong điều hành giá xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 3/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, Bộ Tài chính công khai thông tin về tình hình trích lập, sử dụng và lãi phát sinh trên số dư Quỹ BOG quý IV/2019.
Theo đó, số dư Quỹ BOG đến hết quý IV/2019 (đến hết ngày 31/12/2019): 2.779,815 tỷ đồng.
![]() |
Quỹ Bình ổn giá xăng dầu có hiệu quả cao trong công tác bình ổn giá thị trường. |
Theo Bộ Tài chính, số dư Quỹ BOG tại thời điểm 31/12/2018: 3.504,376 tỷ đồng; số dư Quỹ BOG đến hết quý I/2019 (đến hết ngày 31/3/2019): -620,643 tỷ đồng; số dư Quỹ BOG đến hết quý II/2019 (đến hết ngày 30/6/2019): - 499,932 tỷ đồng; số dư Quỹ BOG đến hết quý III/2019 (đến hết ngày 30/9/2019): 2.019,246 tỷ đồng.
Trong khi đó, trong quý IV năm 2019 (từ ngày 1/10/2019 đến hết ngày 31/12/2019), tổng số trích Quỹ BOG là 1.278,604 tỷ đồng; tổng số sử dụng Quỹ BOG là 520,276 tỷ đồng;
Còn lãi phát sinh trên số dư Quỹ BOG dương trong quý IV năm 2019 là 2,250 tỷ đồng; lãi phát sinh trên số dư Quỹ BOG âm là 8 triệu đồng; số dư Quỹ BOG đến hết quý IV năm 2019 (đến hết ngày 31/12/2019) là 2.779,815 tỷ đồng.
Tính đến thời điểm 31/12/2019, trong tổng số 29 thương nhân kinh doanh xăng dầu đầu mối, có 19 thương nhân kinh doanh xăng dầu đầu mối có số dư dương Quỹ BOG, trong đó, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) có số dư lớn nhất: 1.433.499, cao hơn quý III/2019 là 308.219 tỷ đồng.
Đáng lưu ý vẫn còn 10 đơn vị kinh doanh xăng dầu âm Quỹ BOG, trong đó Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil) có số âm quỹ lớn nhất lên tới -198.578 tỷ đồng, thấp hơn quý III là 58.705 tỷ đồng.
Nhiều doanh nghiệp đầu mối xăng dầu kiến nghị Liên Bộ Tài chính - Công Thương xem xét loại bỏ Quỹ Bình ổn xăng dầu bởi quỹ này đang làm thị trường trở nên không công bằng. Cụ thể, theo Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam (VINPA), việc sử dụng Quỹ BOG mang đậm tính can thiệp hành chính, làm méo mó giá cả thị trường xăng dầu. "Nếu bỏ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, tính minh bạch công khai trong điều hành giá sẽ tốt hơn, tạo cơ hội bình đẳng trong hệ thống doanh nghiệp và giá trong nước diễn biến theo xu hướng giá thế giới", VINPA cho biết.
Thực tế, việc tổng quỹ bình ổn giá đang dương gần 2.800 tỉ đồng nhưng lại có tới hơn một phần ba doanh nghiệp âm quỹ bình ổn là hiện tượng bất thường nên cần một lần nữa nghiêm túc xem xét lại toàn diện việc điều hành của Quỹ Bình ổn giá xăng dầu cũng như việc có cần thiết để tồn tại quỹ này hay không.
Thành Công
| Hết quý IV/2019, Quỹ bình ổn giá xăng dầu còn gần 2.800 tỷ |
| Đến hết quý III/2019, Quỹ Bình ổn giá xăng dầu dư hơn 2.000 tỷ đồng |
| Quỹ bình ổn xăng dầu: Doanh nghiệp đòi bỏ, nhà điều hành muốn giữ |
-
Tin tức kinh tế ngày 19/4: Việt Nam cần hơn 266 tỷ USD đầu tư vào ngành điện
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 14/4 - 19/4
-
Tin tức kinh tế ngày 18/4: Thương mại Việt Nam - Lào lập kỷ lục trong quý I/2025