Hội thảo công bố 5 chuẩn mực kế toán công đợt 1

14:01 | 29/10/2021

123 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Sáng 29/10/2021, tại Hà Nội, Bộ Tài chính tổ chức Hội thảo trực tuyến công bố 5 chuẩn mực kế toán công Việt Nam đợt 1 được ban hành theo Quyết định số 1676/QĐ-BTC ngày 1/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Hội thảo công bố 5 chuẩn mực kế toán công đợt 1
Hội thảo trực tuyến công bố 5 chuẩn mực kế toán công Việt Nam đợt 1

Sự cần thiết công bố chuẩn mực kế toán công Việt Nam

Trong những năm gần đây, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam diễn ra rất mạnh mẽ. Việc gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực như Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), tham gia Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), cam kết với các tổ chức tài chính như Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF)... đòi hỏi Việt Nam phải cung cấp thông tin có tính chuẩn mực, có khả năng so sánh và được quốc tế thừa nhận. Ngoài ra đòi hỏi Việt Nam phải tuân thủ theo lộ trình đã thỏa thuận có cam kết về minh bạch hóa thông tin kế toán, nhất là trong lĩnh vực công.

Hiện nay, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong việc nghiên cứu xây dựng các quy định trong lĩnh vực kế toán công theo hướng hòa nhập với các thông lệ quốc tế, tuy nhiên vẫn còn khoảng cách nhất định với thông lệ quốc tế về việc ghi nhận và trình bày các thông tin tài chính nhà nước.

Mặt khác, đòi hỏi về nhu cầu báo cáo tài chính của đất nước một cách đầy đủ, chính xác và minh bạch theo thông lệ quốc tế là điều mà rất nhiều đối tượng trong xã hội quan tâm, do đó vai trò của kế toán công được thể hiện ở việc thực hiện các chức năng cung cấp thông tin và kiểm tra, giám sát của nó đối với hoạt động kinh tế - tài chính của Nhà nước. Vai trò này ngày càng thể hiện rõ nét đối với các đối tượng sử dụng thông tin kế toán công, đặc biệt từ phía công chúng.

Với việc triển khai thực hiện Đề án Tổng kế toán nhà nước, nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng hệ thống báo cáo tài chính nhà nước của Chính phủ và chính quyền địa phương, đảm bảo tính kịp thời, đầy đủ, công khai, minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Theo đó, cần đặt ra yêu cầu phải xây dựng và công bố hệ thống chuẩn mực kế toán công phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn Việt Nam, để có cơ sở xác định đối tượng, phạm vi, quy trình, và nội dung thông tin báo cáo tài chính nhà nước của Tổng kế toán nhà nước.

Thực tế hiện nay, trên cơ sở hệ thống chuẩn mực kế toán công quốc tế, nhiều nước đã xây dựng và công bố các chuẩn mực kế toán công áp dụng tại quốc gia mình. Cách đây gần 20 năm, Việt Nam đã tiến hành xây dựng và công bố hệ thống chuẩn mực kế toán trong lĩnh vực doanh nghiệp, hiện nay đang có kế hoạch triển khai áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS).

Tuy nhiên trong lĩnh vực kế toán công cho đến nay mới chỉ xây dựng và ban hành các chế độ kế toán hướng dẫn công tác kế toán tại các đơn vị kế toán cụ thể thuộc lĩnh vực này. Các quy định được đặt ra trong các chế độ kế toán này phần lớn là các quy định hướng dẫn công tác kế toán và tổ chức công việc kế toán, chưa có những quy định mang tính nguyên tắc, thống nhất một cách đầy đủ, đồng bộ theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế.

Trên thực tế, các đơn vị kế toán hoạt động trong lĩnh vực công hiện nay đang áp dụng các chế độ kế toán phù hợp với đặc điểm tổ chức và hoạt động của mình. Việc ban hành hệ thống chuẩn mực sẽ giúp cho các nguyên tắc, kỹ thuật kế toán được thống nhất, đồng bộ, đảm bảo thông tin của các đơn vị chính xác, phù hợp và tin cậy hơn.

Xu hướng mở rộng hoạt động cho các đơn vị sự nghiệp dẫn đến cần phải áp dụng các kỹ thuật kế toán phù hợp yêu cầu quản lý và hoạt động tự chủ. Các thông tư hướng dẫn kế toán cho các đơn vị hiện nay, mặc dù đã tiếp cận thông lệ quốc tế, nhưng theo đánh giá của chuyên gia tư vấn của WB vẫn còn khác biệt khá lớn ở một số lĩnh vực.

Do chưa công bố hệ thống chuẩn mực công, nên đã ảnh hưởng đến việc xếp hạng của Việt Nam trong một số đánh giá của các tổ chức nước ngoài. Vì vậy việc công bố và thực hiện hệ thống chuẩn mực công mang lại nhiều lợi ích cho các hoạt động hội nhập quốc tế, cũng như việc nâng cao lòng tin của các đối tác, các tổ chức tài chính, kinh tế trong và ngoài nước.

Như vậy, việc xây dựng và công bố các chuẩn mực kế toán công Việt Nam được đặt ra như là một nhu cầu tất yếu khách quan xuất phát từ các lý do cụ thể sau:

Thứ nhất, xuất phát từ nhu cầu quản lý thống nhất về tài chính Nhà nước, tổng hợp thông tin một cách đồng bộ, cung cấp các thông tin chính xác, đầy đủ minh bạch phục vụ cho việc điều hành quản lý tài chính công của Nhà nước, phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính nhà nước theo thông lệ quốc tế.

Thứ hai, xuất phát từ yêu cầu hội nhập quốc tế của Việt Nam, làm cơ sở để Việt Nam được tăng hạng, được đánh giá tín nhiệm cao hơn trong các quan hệ kinh tế với các tổ chức quốc tế.

Thứ ba, xuất phát từ tình hình thực tế về việc hoàn thiện các quy định có tính chất pháp lý, để điều chỉnh, kiểm tra giám sát hoạt động kế toán trong lĩnh vực kế toán Nhà nước tại Việt Nam trong thời gian qua.

Thứ tư, xuất phát từ yêu cầu của công tác kế toán tại các đơn vị, hoạt động kiểm toán và việc đào tạo phát triển nguồn cán bộ kế toán, kiểm toán, nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong giai đoạn tới.

Việc xây dựng và công bố các chuẩn mực kế toán công Việt Nam là xu hướng, cần thiết trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, tạo ra khuôn mẫu, mực thước quan trọng cho lĩnh vực kế toán Nhà nước, góp phần quản lý, quản trị ngày càng tốt hơn nền tài chính quốc gia ở cả tầm vĩ mô và vi mô.

Mục tiêu của hệ thống chuẩn mực kế toán công Việt Nam

Việc xây dựng và công bố hệ thống chuẩn mực kế toán công Việt Nam (VPSAS) trên cơ sở Chuẩn mực kế toán công quốc tế, áp dụng cho các đơn vị kế toán trong lĩnh vực công nhằm mục tiêu đảm bảo các yêu cầu hội nhập kinh tế của đất nước; đồng bộ với cải cách, đổi mới chính sách quản lý kinh tế, chính sách quản lý tài chính công của Việt Nam; là cơ sở để cung cấp thông tin tài chính kịp thời, trung thực nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả, tính công khai minh bạch trong quản lý các nguồn lực của Chính phủ.

Hệ thống chuẩn mực kế toán công của Việt Nam gắn với việc triển khai đề án xây dựng mô hình lập báo cáo tài chính nhà nước; làm cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách tài chính công phù hợp với hệ thống văn bản pháp luật liên quan như Luật Ngân sách nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Quản lý nợ công; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; Luật Chứng khoán… đã và đang được cải cách phù hợp chuẩn mực, thông lệ quốc tế.

Việc công bố hệ thống chuẩn mực kế toán công của Việt Nam là căn cứ để Bộ Tài chính ban hành hệ thống chế độ kế toán hướng dẫn cụ thể phù hợp với từng loại hình đơn vị, đặc điểm tổ chức hoạt động trong mối quan hệ phù hợp với các cơ chế chính sách về tài chính công và ngân sách nhà nước. Như vậy, Hệ thống chuẩn mực kế toán công Việt Nam sau khi được công bố sẽ là cơ sở để ban hành chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị trong khu vực công thực hiện công tác kế toán, lập báo cáo tài chính, cung cấp thông tin hữu ích cho việc quản lý, kiểm tra, giám sát các nguồn lực thuộc Nhà nước, đặc biệt là thống nhất dữ liệu của các đơn vị kế toán công.

Việc áp dụng các quy định theo thông lệ chung làm căn cứ hướng dẫn kế toán dồn tích một cách phù hợp đối với đối tượng là kế toán công, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế, thu hút nguồn lực bên ngoài, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị kế toán công.

Tính khả thi của việc áp dụng chuẩn mực kế toán công

Hiện nay, số lượng đơn vị kế toán công rất lớn, quy mô và điều kiện hoạt động có sự khác biệt. Vì vậy để đảm bảo tính khả thi, sau khi được ban hành Chuẩn mực kế toán công sẽ là các khuôn mẫu, nguyên tắc có tính mực thước để ban hành các chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước theo quy định của pháp luật kế toán.

Ngoài ra, việc ban hành các chế độ kế toán trong khuôn khổ các chuẩn mực đã công bố phải đảm bảo phù hợp với các quy định văn bản quy phạm pháp luật về tài chính, ngân sách hiện hành. Cụ thể, Bộ Tài chính sẽ căn cứ hệ thống chuẩn mực kế toán công và cơ chế tài chính, ngân sách, quy định các nội dung phù hợp với từng đối tượng để ban hành các chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị thuộc từng lĩnh vực theo lộ trình phù hợp. Như vậy, các đơn vị kế toán áp dụng chuẩn mực kế toán công Việt Nam thông qua việc thực hiện theo các chế độ kế toán do Bộ Tài chính quy định, đảm bảo phù hợp với loại hình và đặc điểm quản lý của đơn vị mình.

Phương án nêu trên nhằm đảm bảo tính khả thi đối với việc áp dụng chuẩn mực kế toán công của tất cả các đơn vị kế toán công. Các đơn vị kế toán, thông qua việc áp dụng chế độ kế toán sẽ vận dụng nội dung chuẩn mực công để quy định phù hợp với từng loại hình đơn vị. Cụ thể các đơn vị có quy mô nhỏ sẽ chỉ thực hiện đối với các nghiệp vụ thực tế phát sinh tại đơn vị mình theo chế độ kế toán áp dụng đã được quy định cụ thể.

Ngoài ra, do tính đặc thù của cơ chế tài chính của Việt Nam, việc áp dụng chuẩn mực cần phải phù hợp với cơ chế tài chính công và các quy định pháp luật khác có liên quan. Như vậy, sau khi công bố các chuẩn mực công, Bộ Tài chính sẽ ban hành các chế độ kế toán cho các đơn vị theo lĩnh vực và lộ trình phù hợp. Theo đó các nội dung chưa phù hợp với cơ chế tài chính công và pháp luật có liên quan đang có hiệu lực thì chưa được hướng dẫn để áp dụng.

Do vậy Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán luôn quy định các nội dung phù hợp với cơ chế tài chính và các quy định pháp luật khác. Điều này cũng nhất quán với thực tế hiện nay là các chế độ kế toán hiện đang quy định cụ thể cách thức hạch toán kế toán theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh phù hợp với yêu cầu quản lý. Do các chế độ kế toán sẽ quy định phương pháp hạch toán phù hợp với lĩnh vực, thực tế hoạt động của các đơn vị, nên các đơn vị có tổ chức hoạt động khác nhau có thể tham chiếu các quy định cụ thể phát sinh tại đơn vị mình để thực hiện, đảm bảo tính khả thi đối với bất cứ đơn vị nào.

Lợi ích cụ thể của chuẩn mực công

Nội dung của chuẩn mực công không chỉ là vấn đề kế toán, mà bao hàm nhiều vấn đề về cơ chế tài chính. Vì vậy việc công bố chuẩn mực công của Việt Nam sẽ là căn cứ, định hướng chung cho việc nghiên cứu các cơ chế tài chính công liên quan. Ví dụ, Nghị định 60/2021/NĐ-CP về cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập đã quy định về cơ chế trích lập dự phòng. Đây là nội dung quy định rất rõ trong chuẩn mực công, về nguyên tắc, thời hạn, cách thức xử lý... Theo đó đối với các nội dung khác, việc vận dụng các thông lệ tốt trong chuẩn mực công sẽ giúp cho cơ chế tài chính công được đồng bộ, khoa học trên cơ sở kinh nghiệm, thông lệ tốt của quốc tế.

Chuẩn mực kế toán công là mực thước, khuôn mẫu để ban hành các chế độ kế toán liên quan cho các đơn vị công. Việc ban hành hệ thống chuẩn mực sẽ giúp cho các nguyên tắc, kỹ thuật kế toán được thống nhất, đồng bộ, đảm bảo thông tin của các đơn vị chính xác, phù hợp và tin cậy hơn. Xu hướng mở rộng hoạt động cho các đơn vị sự nghiệp càng dẫn đến cần phải áp dụng các kỹ thuật kế toán phù hợp yêu cầu quản lý và hoạt động tự chủ.

Việc công bố hệ thống chuẩn mực kế toán công phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn Việt Nam, giúp cho có cơ sở xác định đối tượng, phạm vi, quy trình, và nội dung thông tin báo cáo tài chính nhà nước của Tổng kế toán nhà nước. Ví dụ các vấn đề về nguyên tắc tổng hợp thông tin báo cáo với nhiều cấp đơn vị khác nhau, nhiều loại hình nghiệp vụ, với các loại hình đơn vị khác nhau. Phục vụ trực tiếp cho việc lập báo cáo tài chính nhà nước của Chính phủ và chính quyền địa phương, đảm bảo tính kịp thời, đầy đủ, công khai, minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Các nội dung trên từ trước đến nay vẫn đang thực hiện. Tuy nhiên khi chưa công bố chuẩn mực, sẽ không có 1 khuôn mẫu chính thức để cho cộng đồng, các đơn vị có liên quan cùng có hiểu biết, có thêm thông tin, để có quan điểm đồng thuận. Khi đó sẽ mất nhiều thời gian, trao đổi để có thể thống nhất ý kiến theo một định hướng chuẩn mà các nước phát triển đang áp dụng. Từ đó các hoạt động có thể không đạt chất lượng, hiệu quả cao nhất.

Do chưa công bố hệ thống chuẩn mực công, nên đã ảnh hưởng đến việc xếp hạng của Việt Nam trong một số đánh giá của các tổ chức tài chính quốc tế nước ngoài, có thể ảnh hưởng đến kết quả của các cuộc đàm phán giao dịch kinh tế. Vì vậy việc công bố và thực hiện hệ thống chuẩn mực công mang lại hiệu quả gián tiếp cho các hoạt động hội nhập quốc tế, cũng như việc nâng cao lòng tin của các đối tác, các tổ chức tài chính, kinh tế trong và ngoài nước.

Về kế toán doanh nghiệp, cách đây gần 20 năm, Việt Nam đã tiến hành xây dựng và công bố hệ thống chuẩn mực kế toán trong lĩnh vực doanh nghiệp, hiện nay đang có kế hoạch triển khai áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS).

Trên thực tế, hệ thống chuẩn mực kế toán doanh nghiệp giúp cho việc chuẩn hóa các nguyên tắc ghi nhận và trình bày thông tin tài chính, giúp cho việc đạt được sự thống nhất chung, có tính so sánh tác động thúc đẩy đầu tư và thị trường chứng khoán. Trên thực tế, một số cơ chế tài chính doanh nghiệp ban hành sau đã vận dụng nội dung của các chuẩn mực kế toán doanh nghiệp (ví dụ như quy định về khấu hao tài sản cố định)

Lộ trình công bố chuẩn mực kế toán công Việt Nam

Về lộ trình ban hành, các chuẩn mực dựa trên chuẩn mực kế toán công quốc tế có nội dung phù hợp với điều kiện Việt Nam, ít phải sửa đổi, bổ sung sẽ ban hành, công bố trước. Các chuẩn mực phức tạp, có nhiều khác biệt hơn, cần nhiều thời gian nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung về cơ chế tài chính hoặc phụ thuộc vào việc bổ sung, sửa đổi pháp luật có liên quan. Theo Đề án, giai đoạn 2020-2024, cần phải nghiên cứu, xây dựng và công bố các chuẩn mực kế toán công theo lộ trình sau:

Đợt 1: Ban hành 5 chuẩn mực không có sự khác biệt về mặt kỹ thuật, hoặc ít khác biệt, có thể điều chỉnh về mặt kỹ thuật. Đợt 2: Ban hành 5 chuẩn mực có ít khác biệt hoặc khác biệt, nghiên cứu ban hành sau khi bổ sung, sửa đổi về mặt cơ chế tài chính, ngân sách. Đợt 3: Ban hành 5 chuẩn mực có khác biệt, nghiên cứu ban hành sau khi bổ sung, sửa đổi về mặt cơ chế tài chính, ngân sách. Đợt 4: Tiếp tục ban hành 6 chuẩn mực có khác biệt, nghiên cứu ban hành sau khi bổ sung, sửa đổi về mặt cơ chế tài chính, ngân sách.

Sau năm 2024, ban hành các chuẩn mực có những khác biệt lớn, cần được nghiên cứu để áp dụng khi đã tạo lập đầy đủ các điều kiện liên quan để giải quyết sự khác biệt phù hợp với kinh tế Việt Nam.

M.C

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 82,000 84,000
AVPL/SJC HCM 82,000 84,000
AVPL/SJC ĐN 82,000 84,000
Nguyên liệu 9999 - HN 74,400 75,600
Nguyên liệu 999 - HN 74,300 75,500
AVPL/SJC Cần Thơ 82,000 84,000
Cập nhật: 19/04/2024 08:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 74.800 76.800
TPHCM - SJC 82.100 84.100
Hà Nội - PNJ 74.800 76.800
Hà Nội - SJC 82.100 84.100
Đà Nẵng - PNJ 74.800 76.800
Đà Nẵng - SJC 82.100 84.100
Miền Tây - PNJ 74.800 76.800
Miền Tây - SJC 82.100 84.100
Giá vàng nữ trang - PNJ 74.800 76.800
Giá vàng nữ trang - SJC 82.100 84.100
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 74.800
Giá vàng nữ trang - SJC 82.100 84.100
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 74.800
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 74.700 75.500
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 55.380 56.780
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 42.920 44.320
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 30.160 31.560
Cập nhật: 19/04/2024 08:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,445 ▲10K 7,660 ▲10K
Trang sức 99.9 7,435 ▲10K 7,650 ▲10K
NL 99.99 7,440 ▲10K
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,420 ▲10K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,510 ▲10K 7,690 ▲10K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,510 ▲10K 7,690 ▲10K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,510 ▲10K 7,690 ▲10K
Miếng SJC Thái Bình 8,210 8,400
Miếng SJC Nghệ An 8,210 8,400
Miếng SJC Hà Nội 8,210 8,400
Cập nhật: 19/04/2024 08:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 82,100 84,100
SJC 5c 82,100 84,120
SJC 2c, 1C, 5 phân 82,100 84,130
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 74,700 76,600
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 74,700 76,700
Nữ Trang 99.99% 74,600 75,900
Nữ Trang 99% 73,149 75,149
Nữ Trang 68% 49,267 51,767
Nữ Trang 41.7% 29,303 31,803
Cập nhật: 19/04/2024 08:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 15,802.74 15,962.37 16,474.59
CAD 17,830.93 18,011.04 18,589.00
CHF 27,037.08 27,310.18 28,186.55
CNY 3,419.83 3,454.37 3,565.76
DKK - 3,534.07 3,669.44
EUR 26,168.83 26,433.16 27,603.92
GBP 30,667.37 30,977.14 31,971.18
HKD 3,144.63 3,176.39 3,278.32
INR - 301.14 313.19
JPY 158.53 160.13 167.79
KRW 15.77 17.53 19.12
KWD - 81,790.33 85,060.87
MYR - 5,219.21 5,333.08
NOK - 2,258.10 2,353.99
RUB - 254.56 281.80
SAR - 6,718.10 6,986.74
SEK - 2,263.43 2,359.55
SGD 18,067.70 18,250.20 18,835.84
THB 606.11 673.46 699.26
USD 25,100.00 25,130.00 25,440.00
Cập nhật: 19/04/2024 08:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,051 16,151 16,601
CAD 18,200 18,300 18,850
CHF 27,406 27,511 28,311
CNY - 3,472 3,582
DKK - 3,575 3,705
EUR #26,581 26,616 27,876
GBP 31,212 31,262 32,222
HKD 3,172 3,187 3,322
JPY 161.11 161.11 169.06
KRW 16.57 17.37 20.17
LAK - 0.9 1.26
NOK - 2,257 2,337
NZD 14,743 14,793 15,310
SEK - 2,265 2,375
SGD 18,204 18,304 19,034
THB 636.49 680.83 704.49
USD #25,155 25,155 25,440
Cập nhật: 19/04/2024 08:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,100.00 25,120.00 25,440.00
EUR 26,325.00 26,431.00 27,607.00
GBP 30,757.00 30,943.00 31,897.00
HKD 3,164.00 3,177.00 3,280.00
CHF 27,183.00 27,292.00 28,129.00
JPY 159.58 160.22 167.50
AUD 15,911.00 15,975.00 16,463.00
SGD 18,186.00 18,259.00 18,792.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 17,956.00 18,028.00 18,551.00
NZD 14,666.00 15,158.00
KRW 17.43 19.02
Cập nhật: 19/04/2024 08:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25225 25275 25442
AUD 16138 16188 16591
CAD 18211 18261 18666
CHF 27736 27786 28199
CNY 0 3479.7 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3490 0
EUR 26808 26858 27368
GBP 31508 31558 32018
HKD 0 3115 0
JPY 162.51 163.01 167.54
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.3 0
LAK 0 1.0372 0
MYR 0 5400 0
NOK 0 2330 0
NZD 0 14819 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18515 18515 18872
THB 0 651.3 0
TWD 0 777 0
XAU 8220000 8220000 8390000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 19/04/2024 08:00