Hồ sơ “đen” của Formosa!
![]() |
Một góc khu Formosa Hà Tĩnh. |
Tập đoàn Formosa được doanh nhân gốc Nhật Bản Wang Yung Chinh thành lập năm 1954 từ khoản vay ưu đãi 798 ngàn USD từ Chính phủ Hoa Kỳ và chính thức đi vào sản xuất từ năm 1957. Thời gian đầu, Formosa hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực chế tạo nhựa PVC và các sản phẩm nhựa trung gian khác. Nhưng cũng chính tại thời điểm này, làn sóng phản đối, tẩy chay lĩnh vực sản xuất này diễn ra mạnh mẽ tại nhiều quốc gia trên thế giới bởi những thuộc tính độc hại cố hữu của sản phẩm PVC.
Lợi dụng xu thế này, bất chấp mọi lời cảnh báo, phản đối cũng như sự ngăn cấm, hoạt động sản xuất sản phẩm nhựa PVC của Formosa lại càng được đẩy mạnh. Và nhờ đó, chỉ trong một thời gian ngắn, Formosa đã vươn lên trở thành nhà cung cấp nhựa PVC hàng đầu thế giới.
Sẵn sàng hủy hoại môi trường, sức khỏe, tính mạng của con người là điều được nhiều chuyên gia phân tích, các nhà hoạt động môi trường đã nói về hoạt động của Formosa. Thậm chí với ngay cả Đài Loan – vùng lãnh thổ được coi là “cha”, là “mẹ” khai sinh ra Formosa, Tập đoàn này cũng bất chấp lệnh cấm của Đài Loan đối với một số sản phẩm PVC tại thị trường này và vẫn tiến hành hoạt động bình thường.
Cũng chính bởi cách làm “chẳng coi ai ra gì”, sẵn sàng chà đạp lên dư luận, sức khỏe và tính mạng của người dân như thế, hoạt động của Formosa nhanh chóng được mở rộng, phát triển. Không chỉ sản xuất nhựa PVC và các sản phẩm liên quan khác, Formosa còn đầu tư sang cả các lĩnh vực như dầu mỏ, công nghệ sinh học, nhà máy phát điện, máy móc điện tử, quang sợi, công nghiệp ô tô, sản xuất công nghiệp…
Năm 1978, Formosa bắt đầu tiếp cận thị trường mỹ với 4 công ty con chuyên về hóa chất và hóa dầu. Đến năm 2005, sau gần 50 năm hình thành và phát triển, Formosa trở thành tập đoàn sản xuất nhựa lớn nhất Đài Loan và có nhiều công ty con trên khắp thế giới.
Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như các hoạt động Formosa sau này biết nhìn trước, nhìn sau, biết nhấc lên đặt xuống khi cân đối lợi ích kinh tế với vấn đề môi trường và sức khỏe con người. Nhưng ở đây, lĩnh vực hoạt động của Tập đoàn này càng mở rộng, quy mô càng lớn thì nỗi ám ảnh về môi trường, sức khỏe và tính mạng của người dân khu vực đặt nhà máy của Formosa cũng càng lớn. Hàng trăm người đã chết, hàng ngàn người đã phải trốn chạy khỏi nơi sinh sống bởi các chất độc mà Formosa thải ra môi trường. Hoạt động của Formosa vì thế được người ta biết đến nhiều hơn bởi các thẩm họa về môi trường chứ không phải những “chiến tích” trong việc phát triển sản xuất – kinh doanh. Đó là chuyện:
Vào tháng 11 – 1998, Formosa đã sử dụng 140 container để mang 5.000 tấn chất thải, trong đó có 3.000 tấn có chứa thủy ngân tới thị trấn ven biển Sihanoukville – một thiên đường nghỉ dưỡng của Campuchia. Số chất thải này sau đó được Formosa bỏ lại tại một khu vực không có rào chắn và cũng không có biển khuyến cáo.
Do không được khuyến cáo và cũng không có biển cảnh báo nguy hiểm nên một số người dân gần khu vực Formosa bỏ lại 5.000 tấn chất thải trên đã tiếp xúc, thậm chí dùng bao tải đựng chất thải mang về sử dụng. Hệ quả là sau đó ít ngày, những người dân tiếp xúc với chất thải này đã xuất hiện nhiều triệu chứng bất thường như sốt, tiêu chảy… Sự việc chỉ được biết đến khi một nhân viên tại càng Sihanoukville làm công việc dọn dẹp các tàu chở chất thải thải của Formosa từ Đài Loan đến Campuchia bị chết. Một làn sóng biểu tình phản đối hành động hủy hoại, đầu độc môi trường, xem thường sức khỏe và tính mạng người dân vùng thị trấn Sihanoukville đã diễn ra mạnh mẽ tại Campuchia.
![]() |
Cá chết ở biển miền Trung. |
Tuy nhiên, phớt lờ dư luận, bất chấp làn sóng phản đối, cáo buộc của người dân, Formosa vẫn “lên giọng” khẳng định họ có giấy phép và được xác nhận chất thải an toàn để chôn dưới đất. Nhưng những kết quả điều tra sau đó của các nhà chức trách Campuchia lại cho thấy điều ngược lại, chất thải mà Formosa đổ ra có nồng độ thủy ngân vượt quá 20.000 lần giới hạn an toàn cho phép; chỉ số dioxin và PCB – một nhóm hợp chất đã bị cấm từ những năm 1970 – cũng vượt giới hạn cho phép.
Trước những bằng chứng không chối cãi được như trên, Formosa đã phải thu hồi khoảng 3.000 tấn chất độc để chuyển sang bãi xử lý ở Westmoreland (California, Hoa Kỳ) và công khai xin lỗi người dân. Nhưng để đi đến được kết quả này, 7 người dân Campuchia đã bị thiệt mạng, hàng chục ngàn người đã phải rời bỏ thị trấn và các vùng lân cận, 10 ngàn người đổ về thủ đô Phnom Penh…
Điều tra của giới chức Campuchia về vụ việc này cũng cho thấy 100 quan chức nước này có dấu hiệu nhận hối lộ để Formosa đưa khối chất độc nguy hiểm trên vào Campuchia.
Hay như ở thị trường Hoa Kỳ, Formosa cũng tạo ra một loạt các “scandan” về môi trường liên quan đến vấn đề xả chất độc ra môi trường. Theo đó, hồi tháng 4 – 2014, nhà máy của Formosa ở Llliopolis (bang Llliopolis) đã xảy ra một sự cố khiến 5 công nhân thiệt mạng và người dân sống trong khu vực đó buộc phải sơ tán khẩn cấp. Nguyên nhân sau đó được xác định là do một loạt sai phạm về vấn đề xả thải, xử lý chất độc hóa học tại nhà máy và cơ quan chức năng Hoa Kỳ đã yêu cầu Formosa phải nộp phạt 300 ngàn USD.
Không dừng lại ở đó, các nhà máy của Formosa tại các bàng Texas, Louisiana và nằm gần sông Mississippi cũng bị phát hiện là xả các chất động như 1,2-dichloroethane (EDC), dioxin, chroroform… và đất và nước.
Mặc dù đã bị giới chức Hoa Kỳ phát hiện nhiều sai phạm và đã xử lý trong quá trình xả thải như vậy nhưng đầu năm 2015, vẫn với thái độ “chẳng coi ai ra gì”, xem sức khỏe và tính mạng của người dân như trò đùa, Formosa tiếp tục gây ra một “thảm họa” khác khiến 11 công nhân tại một nhà máy hóa chất của tập đoàn này ở Texas thiệt mạng. Qua điều tra, nguyên nhân của vụ việc được chỉ ra là do Formosa đã không đưa cảnh báo về tác hại của chất thải trong sản xuất đối với sức khỏe con người.
Như vậy có thể khẳng định rằng, lịch sử hình thành và phát triển hơn 60 của Formosa gắn liền với các hậu quả về xã hội và môi trường trên phạm vi trên toàn thế giới.
Không chỉ tàn phá môi trường, hủy hoại sức khỏe con người, Formosa còn “nổi tiếng” bởi thái độ coi thường pháp luật, coi thường sức khỏe và tính mạng con người. Những lệnh phạt, quyết định xử lý... của giới chức địa phương tại nhiều quốc gia luôn vấp phải sự chống đối của Formosa mà điển hình là vụ việc xảy ra ở Delaware (Hoa Kỳ). Vì không thể tiếp cận được với người của Formosa, nhà chức trách tại Delaware đã phải dùng trực thăng để thả lệnh phạt xuống khuân viên nhà máy của Formosa...
Với những thành tích “bất hủ” về việc hủy hoại môi trường, xem thường sức khỏe, tính mạng con người... năm 2009, Formosa được Tổ chức Bảo vệ Môi trường Đức (Ethecol) trao tặng giải “Hành tinh đen”.
Thời điểm nhận giải “Hành tinh đen 2009”, Formosa cũng bị Cơ Quan Bảo vệ Môi trường Mỹ phạt 2,8 triệu USD, đồng thời phải bỏ chi phí khoảng 10 triệu USD để khắc phục ô nhiễm do công ty này gây ra tại Bang Texas và Louisiana. Gương mặt của Formosa cũng đã trở thành ví dụ minh họa phá hoại môi trường trong bộ sách giáo khoa của Luật Môi Trường ở Mỹ.
Nói vậy để thấy rằng, Formosa đã có một bảng lý lịch vô cùng đen tối về hủy hoại môi trường, không chỉ ở những nước đang phát triển mà ở cả những nước phát triển như Hoa Kỳ.
Thanh Ngọc
-
Giá dầu thế giới có thể giảm tới mức nào?
-
Tin tức kinh tế ngày 19/4: Việt Nam cần hơn 266 tỷ USD đầu tư vào ngành điện
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 14/4 - 19/4