Hé lộ "bí mật" về động lực tăng trưởng kinh tế Mỹ

08:29 | 24/05/2024

1,251 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Chi tới hàng trăm tỷ USD viện trợ các nước đang xảy ra chiến sự đã và đang tạo động lực để ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ bứt phá mạnh mẽ.
Hé lộ "bí mật" về động lực tăng trưởng kinh tế Mỹ | Quốc tế
Kinh tế Mỹ đang mạnh hơn phần còn lại

Từ bờ vực suy thoái, kinh tế Mỹ đã vượt qua cú “hạ cánh cứng” ngoạn mục trở thành nền kinh tế tăng trưởng tốt nhất năm 2023. Kịch bản “hạ cánh mềm” trong tầm tay.

Cục dữ trữ Liên bang (FED) không hạ lãi suất như dự kiến, chỉ số lạm phát cao được đưa ra như một cái cớ rất thuyết phục để giới lãnh đạo Mỹ giữ giá đồng USD trên mức chịu đựng của nhiều nền kinh tế còn lại.

Tại sao trong khi tất cả ngụp lặn trong lạm phát, suy thoái, thì Mỹ vẫn nhất quyết chi hàng trăm tỷ USD viện trợ cho các cuộc chiến tranh, xung đột? Nhiều học giả cho rằng, chiến tranh là một phần không thể thiếu trong sự hùng mạnh của nền kinh tế số 1 thế giới.

Trên thực tế, chi tiêu quốc phòng của Mỹ tăng lên rất nhanh. Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng năm 2024 cho phép chi tiêu quân sự kỷ lục 886 tỷ USD- số tiền vô tiền khoáng hậu trong lịch sử.

Riêng trong tháng 4/2024, Tổng thống Joe Biden đã ký gói viện trợ quân sự trị giá 95 tỷ USD để phân bổ tài trợ cho Ukraine, Israel, khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương...

Không phải tất cả số tiền này được chuyển đến các quốc gia nhận viện trợ, mà phần lớn vẫn ở lại nước Mỹ để hỗ trợ ngành công nghiệp quốc phòng với lý do tăng cường sản xuất vũ khí để bán lại cho đối tác - với rất nhiều hình thức giao dịch khác nhau.

Thông thường, chính phủ Mỹ sẽ đặt hàng các công ty sản xuất vũ khí, sản phẩm sẽ được viện trợ đến các nước có chiến sự. Viện trợ này có thể không hoàn lại, hoặc được thỏa thuận bí mật dựa vào điều kiện đối ứng nào đó của bên nhận.

Như vậy, trước hết nguồn tiền này giúp ngành công nghiệp quốc phòng đồ sộ của Mỹ có đơn hàng, thu hút lao động, đóng thuế trở lại cho chính phủ. Có một thực tế nghiệt ngã rằng: nếu không duy trì chiến tranh, hệ thống công nghiệp quốc phòng hàng nghìn tỷ USD có nguy cơ bị phá sản.

Hé lộ "bí mật" về động lực tăng trưởng kinh tế Mỹ | Quốc tế
Lookhed Martin là một trong những tập đoàn nhận được nhiều hợp đồng với chính phủ Mỹ

Đơn cử, năm 2022 khi cuộc chiến Nga - Ukraine nổ ra, 5 công ty quốc phòng lớn nhất của Mỹ - Lockheed Martin, RTX, General Dynamics, Boeing và Northrop Grumman có các hợp đồng với Bộ Quốc phòng với tổng trị giá hơn 118 tỷ USD.

Số tiền này lớn như thế nào? Nó tương đương với tổng kim ngạch mà một quốc gia xuất khẩu hàng đầu sang Mỹ trong vòng 1 năm; tương đương với khối tiền nợ Trung Quốc của 20 quốc gia mắc nợ nhiều nhất, và nó có thể so sánh với quy mô kinh tế của hàng chục quốc gia châu Phi cộng lại.

Theo Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm, năm 2023, 45 tập đoàn, công ty trong ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ đạt doanh số 247 tỷ USD, tương đương quy mô một nền kinh tế trong top 50 thế giới hiện nay.

Trong top 10 của bảng xếp hạng, Mỹ và Nga tiếp tục là hai nước dẫn đầu và cũng là hai nền kinh tế đang đầu tư khổng lồ cho ngành công nghiệp đặc biệt này. Mỹ sẵn sàng viện trợ ra bên ngoài là phương pháp cứu rỗi hệ thống kinh tế đồ sộ.

So với thập niên 80, ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ hiện nay yếu hơn hẳn, mức độ thu hút 3 triệu lao động đã giảm xuống còn 1 triệu người. Nửa thập kỷ trở lại đây, 17.000 công ty dừng hoạt động.

Theo Diễn đàn Doanh nghiệp

"Hé lộ" lý do kinh tế Mỹ "hạ cánh mềm"

Nền kinh tế Mỹ đang chứng kiến tốc độ tăng trưởng nhanh, trong khi lạm phát giảm mạnh từ năm 2022, dù các số liệu mới công bố cao hơn dự kiến. Đâu là lý do cho điều đó?