Hàng trăm hiện vật trưng bày tại “Di sản Văn hóa Phật giáo Việt Nam”
Những nét hoa văn trên trống đồng Cảnh Thịnh - bảo vật quốc gia Việt Nam.
Triển lãm trưng bày “Di sản Phật giáo Việt Nam” gần 200 tài liệu, hiện vật được giới thiệu theo các thời kỳ lịch sử: 10 thế kỷ đầu công nguyên, thời Lý - Trần, thời Lê sơ - Mạc, thời Lê Trung Hưng - Tây Sơn và thời Nguyễn. Các loại hình hiện vật bao gồm: tranh, tượng Phật, vật liệu trang trí kiến trúc chùa tháp, đồ thờ cúng, nhạc khí, bia ký… đem lại cho người xem cái nhìn khá toàn diện về những di sản có giá trị vật chất và tinh thần đặc sắc.
Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm và đã nhanh chóng được bản địa hóa. Trong lịch sử phát triển gần 2000 năm qua, Phật giáo đã để lại cho dân tộc nhiều di sản văn hóa vật chất và tinh thần có giá trị đặc sắc. Khối di sản này bao gồm hệ thống những ngôi chùa, những bảo tháp nổi tiếng còn lại đến ngày nay như chùa Dạm, chùa Phật Tích (Bắc Ninh), tháp Bình Sơn (Phú Thọ)...
Các tác phẩm điêu khắc tượng thờ, tranh thờ Phật giáo, hoành phi, câu đối, đồ thờ cúng, nhạc khí… cùng những giá trị về tư tưởng, đạo đức, văn học, âm nhạc và nhiều nghi lễ Phật giáo không chỉ mang đậm dấu ấn Việt Nam mà còn phản ánh mối giao lưu văn hóa trong khu vực.
Từ triều Đinh - Tiền Lê đến triều Lý - Trần, Phật giáo đã trở thành Quốc giáo. Đặc biệt, dưới vương triều Trần, Vua Trần Nhân Tông là vị tổ thứ Nhất của dòng thiền Trúc Lâm, mở ra một dòng Phật giáo đặc sắc Việt Nam. Di sản văn hóa Phật giáo thời Lý- Trần gồm các hiện vật: chuông Vân Bản, cánh cửa gỗ chùa Phổ Minh, Bệ kê chân cột chùa Phật Tích…
Di sản văn hóa Phật giáo thời Lê sơ-Mạc gồm có: tượng phật đồng thời Lê sơ, chân đèn, lư hương, tượng Quan âm chuẩn đề thời Mạc… Di sản văn hóa Phật giáo thời Lê Trung Hưng- Tây Sơn gồm có: trống đồng Cảnh Thịnh, lư hương khắc minh văn, chuông đồng, tượng Kim Cương chất liệu gốm… Di sản văn hóa Phật giáo thời Nguyễn gồm có: tượng Phật Tam thế, ván in kinh, chuông, khánh, mõ, bộ tranh giấy Thập điện Diêm Vương…
Di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc với những đặc trưng khiêm cung, giản dị, hài hòa, cân đối, vừa phù hợp với không gian tâm linh, vừa gắn bó với cảnh quan chung. Mỗi ngôi chùa là một danh lam cổ tích, từng bộ phận kiến trúc, từng pho tượng, bức tranh, đồ thờ tự… trong các ngôi chùa đều là những tác phẩm nghệ thuật tuyệt mỹ.
Trưng bày “Di sản Văn hóa Phật giáo Việt Nam” kéo dài đến hết tháng 8/2013.
Dưới đây là một số hình ảnh, hiện vật được ghi tại cuộc trưng bày:
Tháp thờ Phật, thế kỷ 13-14.
Cánh cửa chạm hình rồng, Chùa Phổ Minh, Tức Mặc, Nam Định.
Đồ thờ: Bát cúng Phật; Đèn hình đài sen; Búp sen.
Ván in sách kinh Phật, thời Nguyễn thế kỷ 19.
Phật hoàng Trần Nhân Tông là vị tổ thứ Nhất của dòng thiền Trúc Lâm, mở ra một dòng Phật giáo đặc sắc Việt Nam.
Tượng Phật Thích Ca sơ sinh, Thời Nguyễn, thế kỷ 19.
Tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn, thời Lê Trung Hưng ở chùa Chèm, Hà Nội.
Chuông chùa Vân Bản, Đồ Sơn, Hải Phòng.
Tượng Hộ Pháp được làm bằng gốm men trắng và đồng sơn thếp thế kỷ 19.
Nguyễn Hoan
-
Cuộc thi viết "Tiết kiệm điện thành thói quen" năm 2025: Tổng giải thưởng 130 triệu đồng; phong phú chủ đề, cách thể hiện
-
Phát động thi đua học tập tấm gương dũng cảm của Liệt sĩ Nguyễn Đăng Khải
-
TP HCM cấm xe hơn 20 tuyến đường phục vụ lễ kỷ niệm 30/4
-
[Chùm ảnh] TP HCM rộn ràng không khí mừng đại lễ 30/4
-
Tử vi tuần mới (21-27/4/2025): Tuổi Tuất năng lượng dồi dào, tuổi Tỵ quý nhân tương trợ
- Tử vi tuần mới (21-27/4/2025): Tuổi Tuất năng lượng dồi dào, tuổi Tỵ quý nhân tương trợ
- [VIDEO] Ngắm tượng Phật Quan âm cao nhất Đông Nam Á tại Quảng Ngãi
- Tử vi tuần mới (14-20/4/2025): Tuổi Hợi vận may tài lộc, tuổi Sửu cơ hội thăng tiến
- Tử vi tuần mới (7-13/4/2025): Tuổi Mùi hạnh phúc vẹn tròn, tuổi Mão công danh sáng rõ
- Tử vi tháng 4/2025: Tuổi Ngọ sự nghiệp khởi sắc, tuổi Thân vượng vận đào hoa
- Tử vi tuần mới (31/3-6/4/2025): Tuổi Tý tài lộc vượng phát, tuổi Dậu quý nhân trợ vận
- Tử vi tuần mới (24-30/3/2025): Tuổi Sửu nỗ lực không ngừng, tuổi Dần tài lộc bội thu
- Việt Nam tăng hạng vượt bậc về chỉ số hạnh phúc