Hạn chế công ty tài chính cho vay tiền mặt

19:42 | 30/04/2019

551 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - NHNN đang lấy ý kiến cho dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 43/2016 quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính. Đây đang được xem là động thái mới nhằm kiểm soát rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang lấy ý kiến cho dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 43/2016/TT-NHNN của Thống đốc NHNN Việt Nam quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính. Đây đang được xem là động thái mới nhằm kiểm soát rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng.

Dự thảo Thông tư quy định rõ các hình thức giải ngân cho vay tiêu dùng của công ty tài chính bao gồm 2 hình thức. Đó là, giải ngân thông qua bên thụ hưởng và giải ngân trực tiếp cho khách hàng vay.

han che cong ty tai chinh cho vay tien mat
(Ảnh minh họa)

Với hình thức giải ngân thông qua bên thụ hưởng, công ty tài chính giải ngân bằng tiền mặt cho bên thụ hưởng (bên cung ứng hàng hóa, dịch vụ) hoặc chuyển số tiền giải ngân vào tài khoản thanh toán của bên thụ hưởng trên cơ sở hàng hóa, dịch vụ đã cung ứng cho khách hàng để tiêu dùng và theo thỏa thuận tại hợp đồng cho vay tiêu dùng.

Với giải ngân trực tiếp cho khách hàng vay, công ty tài chính giải ngân bằng tiền mặt cho khách hàng vay hoặc chuyển số tiền giải ngân vào tài khoản thanh toán của khách hàng vay theo thỏa thuận tại hợp đồng cho vay tiêu dùng.

NHNN khẳng định, quy định này nhằm tách bạch hoạt động cho vay tiêu dùng giải ngân thông qua bên thụ hưởng và cho vay tiêu dùng giải ngân trực tiếp cho khách hàng vay, tạo cơ sở kiểm soát việc cho vay tiêu dùng giải ngân trực tiếp cho khách hàng vay.

NHNN cũng cho biết, căn cứ thực trạng cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính tại Việt Nam, cho vay giải ngân trực tiếp cho khách hàng vay có rủi ro cao, khó kiểm soát mục đích sử dụng vốn vay.

Vì vậy để đảm bảo cho vay tiêu dùng phát triển bền vững, lành mạnh, hiệu quả, cho vay tiêu dùng giải ngân trực tiếp cho khách hàng vay nên hướng đến khách hàng đã vay tại công ty tài chính và có lịch sử trả nợ tốt.

Trên cơ sở đó, dự thảo Thông tư quy định công ty tài chính chỉ được giải ngân trực tiếp cho khách hàng vay theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 4a Thông tư này đối với khách hàng đã và đang vay tại công ty tài chính đó, được đánh giá có lịch sử trả nợ tốt theo quy định nội bộ của công ty tài chính và không có nợ xấu theo kết quả phân loại nhóm nợ của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam đến thời điểm gần nhất tính từ thời điểm ký kết hợp đồng cho vay tiêu dùng.

Dự thảo Thông tư cũng nêu rõ, tổng dư nợ cho vay tiêu dùng giải ngân trực tiếp cho khách hàng vay theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 4a Thông tư này không vượt quá 30% tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng của công ty tài chính.

Như vậy, với dự thảo này, hoạt động cho vay tiêu dùng tại các công ty tài chính sẽ được kiểm soát chặt chẽ hơn, hình thức cho vay bằng tiền mặt cũng sẽ bị hạn chế.

Nhiều phân tích cho rằng, việc đưa ra các quy định mới này là cần thiết để hướng đến chất lượng tín dụng và hình thành khuôn khổ kiểm soát rủi ro cho công ty tài chính.

Lê Minh

han che cong ty tai chinh cho vay tien matTruy bắt giám đốc công ty tài chính chỉ đạo đàn em nổ súng bắn người
han che cong ty tai chinh cho vay tien matSeABank mua lại Công ty Tài chính Bưu điện
han che cong ty tai chinh cho vay tien matCông ty tài chính đua cho vay tiền mặt, mở thẻ tín dụng