Hà Nội mưa lớn, áp thấp nhiệt đới hình thành trên Biển Đông
Sáng 5/7, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết vùng áp thấp ở miền trung Philippines đã di chuyển vào Biển Đông. Lúc 7h, trung tâm vùng áp thấp cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 580 km về phía đông nam.
![]() |
Áp thấp nhiệt đới được dự báo giữ hướng đi tây bắc và vận tốc 20 km/h, di chuyển về phía vịnh Bắc Bộ trong ít ngày tới |
Ngày và đêm nay, vùng áp thấp đi theo hướng tây bắc với vận tốc 20 km/h và mạnh thành áp thấp nhiệt đới. Sáng 6/7, tâm áp thấp nhiệt đới nằm ngay trên khu vực quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất cấp 6-7 (40-60 km/h), giật cấp 9.
Sau đó, áp thấp nhiệt đới tiếp tục duy trì hướng đi và vận tốc, tiến về phía đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sáng 7/7, tâm áp thấp nhiệt đới nằm ngay phía đông của đảo này. Sức gió mạnh nhất cấp 7, giật cấp 9.
Áp thấp nhiệt đới được dự báo tiếp tục di chuyển theo hướng tây bắc và vận tốc 20 km/h, tiến về phía vịnh Bắc Bộ.
Ảnh hưởng của hình thái này kết hợp với hoạt động của gió mùa Tây Nam có xu hướng mạnh dần lên, từ ngày 5/7, vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió mạnh dần lên cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8. Sóng biển cao 2-3 m, biển động.
Vùng biển phía bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 5, sau tăng lên cấp 6-7, giật cấp 9. Sóng biển cao 2-4 m, biển động.
Khu vực Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa, vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Định đến Cà Mau, từ Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa rào và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh.
M.C
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng
-
Thủ tướng: "Ai làm tốt thì giao việc"
-
Thủ tướng: 3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm
-
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thông điệp chính sách tại Hội nghị P4G Việt Nam 2025