Hà Nội đi đầu trong sử dụng năng lượng tiết kiệm
Trong năm 2018, triển khai Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Hà Nội đã tiết kiệm được 385 triệu kWh, xấp xỉ 2,15% lượng điện thương phẩm, tương đương 735,35 tỷ đồng.
Có được kết quả như vậy là do Thành phố đã thúc đẩy các hoạt động tiết kiệm năng lượng trên địa bàn thông qua đẩy mạnh công tác tuyên truyền; hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận, ứng dụng các thiết bị hiệu suất cao; ứng dụng công nghệ mới, tiết kiệm năng lượng trong chiếu sáng công cộng và giao thông vận tải; duy trì phong trào hộ gia đình tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng…
![]() |
(Ảnh minh họa) |
Đáng chú ý, Hà Nội đã vận động 60 cơ sở tham gia công nhận danh hiệu Cơ sở sử dụng “Năng lượng xanh” theo Tiêu chí của Thành phố và công nhận danh hiệu “Năng lượng xanh” cho 19 cơ sở, công trình xây dựng. Hỗ trợ 61 cơ sở thực hiện kiểm toán năng lượng; 6 cơ sở xây dựng hệ thống quản lý năng lượng; xây dựng bộ công cụ, mô hình tính toán tự động chỉ số hiệu quả năng lượng 11 cho cơ sở; mô phỏng năng lượng thí điểm cho 5 tòa nhà.
Theo đánh giá sơ bộ, việc triển khai Chương trình năm 2018 giúp tiết kiệm 149,4 kTOE đạt 2,05% so với dự báo nhu cầu đạt kế hoạch và mục tiêu đặt ra, trong đó, lượng điện tiết kiệm đến hết năm 2018 là 385 triệu kWh xấp xỉ 2,15% lượng điện thương phẩm, tương đương 735,35 tỷ đồng.
Bên cạnh những kết quả đã đạt thì Chương trình cũng gặp phải một số khó khăn như các cơ sở chưa có hệ thống quản lý năng lượng một cách bền vững; chưa có cán bộ chuyên trách về quản lý năng lượng, năng lực cán bộ quản lý năng lượng tại các cơ sở còn hạn chế; các cơ sở gặp khó khăn trong việc tính chỉ số hiệu quả năng lượng. Một số doanh nghiệp thuộc một số ngành công nghiệp trọng điểm (hóa chất, bia và nước giải phát, thép, nhựa, giấy) chưa thực hiện đầy đủ báo cáo định mức tiêu hao năng lượng; chất lượng báo cáo chưa đáp ứng được yêu cầu theo quy định…
Năm 2019, Chương trình sẽ tập trung đẩy mạnh kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn Thành phố; Điều chỉnh Tiêu chí về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trong sản xuất công nghiệp, công trình xây dựng trên địa bàn Thành phố; tăng cường đẩy mạnh công tác tuyên truyền cũng như áp dụng đa dạng các hình thức huy động nguồn vốn để tăng đầu tư ứng dụng đổi mới trang thiết bị công nghệ hiệu suất cao…
G.M
| Dán nhãn năng lượng “giải pháp bảo vệ tầng ozon” |
| Giờ trái đất 2019: Tiết kiệm năng lượng, bảo vệ trái đất |
| Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước về cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm năm 2017 |
-
Hợp tác Năng lượng Xanh Việt - Trung - ASEAN hướng tới Net Zero 2050
-
Petrovietnam đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới
-
[VIDEO] PV GAS LPG và Saint-Gobain Bắc Việt Nam: Hợp tác phát triển nguồn năng lượng xanh bền vững
-
Cần cơ chế đủ mạnh để hoàn thành mục tiêu về điện gió ngoài khơi, điện khí LNG đến năm 2030
-
Lộ trình sáp nhập TP HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương
-
Bảo đảm thống nhất, không bỏ sót quyền hạn của địa phương
-
Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược cho phát triển kinh tế bền vững
-
Đề xuất giảm thuế VAT đối với xăng dầu đến hết năm 2026
-
Đại biểu Phạm Văn Hòa: DNNN cần ưu tiên trích lập quỹ đầu tư phát triển, tăng vốn điều lệ