Hà Nội bác đề xuất làm cáp treo vượt sông Hồng
![]() |
![]() |
Theo ông Ngô Mạnh Tuấn - Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, việc đầu tư dự án cáp treo do tập đoàn Poma đề xuất trong giai đoạn hiện nay là chưa phù hợp.
Giải thích về việc này, ông Tuấn cho rằng, Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259; Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 519; Quy hoạch các phân khu đô thị gần khu vực nghiên cứu cũng như quy hoạch vận tải hành khách công cộng... đều không đề cập đến loại hình vận tải hành khách công cộng bằng cáp treo.
![]() |
Bác đề xuất xây dựng cáp treo dài 5km vượt sông Hồng. |
Sở Giao thông Vận tải nhận thấy, việc xem xét tham mưu, định hướng một loại hình phương tiện vận tải hành khách công cộng mới cần nghiên cứu một cách thận trọng và có thời gian nhất định để tham khảo, kiểm chứng. Ngoài ra, suốt dọc hai bên bờ sông Hồng, kể cả vùng bãi vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu, để định hướng phát triển không gian phân khu đô thị sông Hồng.
Trước đó, Tập đoàn Poma đề xuất đầu tư tuyến cáp treo từ Bến Nứa (Bến xe Long Biên) tới Bến xe Gia Lâm bằng đường cáp treo vượt qua sông Hồng và có hướng chạy dọc cầu Long Biên.
Tuyến cáp treo là giải pháp bổ sung cho vận tải công cộng ở khu vực này (không thay thế tuyến buýt, metro trong quy hoạch tổng thể đã phê duyệt).
Chiều dài tuyến vượt sông Hồng khoảng hơn 5km. Dự kiến có 3 nhà chờ khác nhau, năng lực vận chuyển 4.000 người/giờ/chiều; suất đầu tư khoảng 10-15 triệu euro/km (khoảng 271-406 tỉ đồng),;thời gian thi công từ 18-24 tháng.
Mạnh Đỗ
-
Quốc hội xem xét rút ngắn nhiệm kỳ, ấn định ngày bầu cử Quốc hội khóa XVI và HĐND các cấp
-
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế
-
Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga trong giai đoạn hợp tác mới
-
Việt Nam luôn tri ân sự giúp đỡ chí tình của các chuyên gia Liên Xô và Nga
-
Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Thiết lập cơ chế hỗ trợ và giám sát rõ ràng