Giải pháp “độc” của Thổ Nhĩ Kỳ khi muốn mua S-400 của Nga

19:09 | 20/12/2018

968 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Trước áp lực của Mỹ đòi hủy mua hệ thống S-400 của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ đã đề nghị Lầu Năm Góc nghiên cứu thông số kỹ thuật của hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga.  

Hồi tháng 12/2017, Thổ Nhĩ Kỳ đã ký thỏa thuận trị giá 2,5 tỷ USD với Nga để mua các hệ thống phòng không S-400 do Nga sản xuất. 55% giá trị hợp đồng này là tiền vay của Nga.

Ankara mới đây thúc đẩy Nga bàn giao các tổ hợp phòng không S-400 vào năm 2020, bất chấp lời đe dọa cấm vận từ Mỹ và những rạn nứt nghiêm trọng trong khối NATO mà loại vũ khí này gây ra.

Trong thời gian này, Mỹ liên tiếp gây áp lực buộc Thổ Nhĩ Kỳ từ bỏ hợp đồng trên. Việc quân đội Thổ Nhĩ Kỳ - một quốc gia NATO lại mua sắm tên lửa phòng không Nga là điều bất thường, do hệ thống này chẳng thể nào tích hợp vào mạng lưới phòng không chung.

Nguyên nhân thực tế dẫn tới hành động trên của Ankara xuất phát từ việc họ đã hỏi mua từ Mỹ hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot PAC 3 nhưng đã không được chấp thuận.

giai phap doc cua tho nhi ky khi muon mua s 400 cua nga
Hệ thống phòng không S-400 của Nga

Sau khi cảnh báo về yếu tố kỹ thuật, Washington áp dụng lên Ankara Đạo luật chống đối thủ của Mỹ thông qua biện pháp trừng phạt (Đạo luật CAATSA).

Dưới hiệu lực của CAATSA, Mỹ đã đóng băng việc bàn giao cho Thổ Nhĩ Kỳ các tiêm kích tàng hình F-35A Lighting II, bất chấp việc Ankara là một trong những bên cấp vốn cho dự án.

Nhưng có vẻ Mỹ không muốn mất một đồng minh quan trọng như Thổ Nhĩ Kỳ, cho nên sau khi đưa ra "cây gậy" thì họ cũng nhanh chóng chìa ra "củ cà rốt".

Cơ quan hợp tác An ninh và Quốc phòng thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ vừa cho biết, họ đã phê duyệt việc bán 80 tên lửa Patriot và 60 tên lửa khác cho Ankara cùng các thiết bị liên quan gồm bộ radar, trạm điều khiển và các bệ phóng... với tổng trị giá 3,5 tỷ USD.

Như vậy với diễn biến trên, nguy cơ Thổ Nhĩ Kỳ hủy bỏ hợp đồng S-400 với Nga là rất cao, vì yêu cầu của họ cuối cùng cũng đã được Hoa Kỳ đáp ứng. Thỏa thuận giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ có thể diễn ra, nhưng vẫn cần sự chấp thuận của Quốc hội Hoa Kỳ.

Việc bỏ thêm 2 tỷ USD sau khi đã tốn 3,5 tỷ USD để mua PAC 3 là gánh nặng cực lớn với Ankara, đó là chưa kể những hệ lụy phía sau mà họ phải tiếp nhận.

Chưa kể, S-400 tỏ ra vượt trội so với tên lửa phòng không chủ lực của Mỹ là MIM-104 Patriot. Ra mắt lần đầu năm 1984, phiên bản PAC-3 hiện đại nhất chỉ có tầm bắn tối đa 70 km và trần bắn 24 km, so với khả năng diệt mục tiêu từ cách 400 km của S-400.

Trước sự lựa chọn khó khăn này, Thổ Nhĩ Kỳ đã đề nghị chuyên gia kỹ thuật Mỹ nghiên cứu các tổ hợp phòng không S-400 sau khi mua chúng từ Nga, hãng tin Bloomberg dẫn lời nguồn tin thân cận với cuộc thảo luận giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ về vấn đề mua các tổ hợp của Nga.

Bằng cách này Ankara hy vọng sẽ giải quyết tình trạng xung đột nảy sinh trong quan hệ với Hoa Kỳ vì mua hệ thống S-400 của Nga. Các quan chức Mỹ từng lo ngại rằng nếu Thổ Nhĩ Kỳ có cả máy bay F-35 và tổ hợp S-400, máy tính Nga có thể chuyển cho Nga thông tin quan trọng nhất về máy bay. Bây giờ Ankara muốn Mỹ “nghiên cứu” S-400 của Nga, coi như “có qua có lại”.

Sở dĩ Thổ Nhĩ Kỳ phải nói Mỹ như vậy thay vì bí mật tuồn công nghệ S-400 cho Wahington là vì Moscow không chuyển giao toàn bộ công nghệ chế tạo S-400 cho Ankara. Những kỹ thuật quan trọng nhất của S-400 vẫn được Nga nắm giữ để đảm bảo bí mật.

giai phap doc cua tho nhi ky khi muon mua s 400 cua ngaNga bổ sung tổ hợp tên lửa S-400 tới Crimea
giai phap doc cua tho nhi ky khi muon mua s 400 cua ngaNga đóng băng tên lửa S-400 để thử nghiệm
giai phap doc cua tho nhi ky khi muon mua s 400 cua ngaMỹ dọa loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình F-35 vì S-400 của Nga

Th.Long

AFP