Giá xăng có thể giảm đến 2.400 đồng/lít...
Hoạt động sản xuất kinh doanh đang gặp rất nhiều khó khăn...
Mới đây, trong buổi họp báo xoay quanh quyết định điều chỉnh giá xăng dầu ngày 28/8, ông Nguyễn Tiến Thỏa – Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) đã lên tiếng khẳng định mức tăng 650 đồng/lít đối với mặt hàng xăng dầu là hợp lý và đã được xử lý theo hướng không tác động nhiều đến sản xuất thì cái lý đó cũng khó có thể chấp nhận.
Sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được, doanh nghiệp phải đối diện với tình trạng tồn kho, giảm giá là yêu cầu tất yếu nhưng giờ đây, với một loạt các quyết định điều chỉnh giá xăng, dầu, gas, điện thời gian qua thì xem ra, giảm giá là phương án bất khả kháng. Vậy doanh nghiệp sẽ phải làm gì để thoát khỏi cơn bĩ cực này?
Có vẻ như nỗ lực giảm thiểu, hỗ trợ giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp mà chúng ta đã và đang triển khai đang đi vào ngõ cụt. Mọi giải pháp nhằm giảm chi phí đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo điều kiện hạ giá thành sản phẩm coi như đã “ném đá ao bèo”!
...nhưng lại đang chịu áp lực lớn từ việc điều chỉnh tăng giá xăng dầu.
Từ đó để thấy rằng, bất cập ở đây là bất cập mang yếu tố chính sách, thể hiện sự thiếu đồng bộ trong quản lý điều hành, đặc biệt là vài trò “cân bằng lợi ích 3 bên Nhà nước – doanh nghiệp và người tiêu dùng”.
Theo cách tính toán hiện tại của Bộ Tài chính thì giá xăng dầu trong nước đang được cấu thành từ 3 yếu tố là: giá nhập khẩu quy đổi kèm tiền vận chuyển từ nước ngoài; các khoản thuế, phí phải nộp theo quy định của pháp luật; các khoản do Bộ Tài chính quy định, gồm định mức chi phí kinh doanh, lợi nhuận định mức, trích quỹ bình ổn.
Như vậy, ngoài yếu tố thứ nhất thì giá xăng dầu hiện đang phải cõng “trên lưng” 12% thuế là nhập khẩu 12%, thuế giá trị gia tăng (VAT) là 10%, 10% thuế tiêu thu đặc biệt và khoảng 1.000 đồng/ lít tiền phí. Ngoài ra, yếu tố thứ ba cũng khiến giá xăng dầu cõng thêm một khoản không nhỏ (theo ước tính vào thời điểm hiện tại là 1.200 đồng/lít). Một phép tính đơn giản dựa trên mức giá hiện tại có thể thấy, giá xăng dầu đang phải cõng trên lưng tới 6.500 đồng/lít tiền thuế, phí,…
Nhà nước đã giảm, giãn và miễn thuế,… nhằm hỗ trợ doanh nghiệp để duy trì và ổn định sản xuất, kích thích tiêu dùng trong xã hội thì tại sao lại không tính tới phương án giảm giá xăng dầu thông qua việc điều chỉnh các yếu tố về thuế, phí đối với mặt hàng này. Giá xăng dầu giảm giá thì đồng nghĩa với chi phí đầu vào của doanh nghiệp có thể giảm, kéo theo đó là một loạt các mặt hàng thiết yếu khác cũng sẽ giảm. Túi tiền của người dân cũng vì thế mà dễ thở hơn, khả năng tiêu dùng ít nhiều cũng sẽ tăng.
Giảm thuế có thể xem là giải pháp hợp lý và thỏa đáng vào thời điểm này vì nó có thể đảm bảo cân bằng lợi ích 3 bên theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ. Giảm là đúng nhưng sẽ giảm như thế nào?
Về thuế nhập khẩu: Theo chia sẻ của ông Thỏa thì mức thuế 12% vẫn kém xa barem cho phép là 20% nhưng lại cao hơn nhiều mức 7% theo như cam kết với các nhà đầu tư nhà máy lọc dầu ở nước ta (nếu không thực hiện thì sẽ phải bù lỗ cho các cơ sở này).
Đó là luật nhưng không phải là không làm được, thậm chí là được hơn nhiều con số 5% có thể làm được vào thời điểm này bởi thực tế, Bộ Tài chính cũng đã thực hiện việc đưa thuế nhập khẩu về mức 0% trong gần như cả năm 2011 và những tháng đầu năm 2012.
Về thuế tiêu thụ đặc biệt (chỉ áp dụng với xăng): Đây có thể xem là một bất cập tồn tại từ lâu vì xăng là một hàng tiêu dùng thiết yếu, mọi biến động về giá của mặt hàng này đều sẽ gây lên những xáo trộn rất lớn trong nền kinh tế. Theo tính toán hiện tại thì khoản thuế này tương đương khoảng 1.630 đồng/lít theo giá hiện hành, tương đương 7% giá cơ sở.
Vậy nên, nếu chỉ tính riêng hai khoản phí mà giá xăng dầu đang phải cõng như trên thì giá xăng dầu hoàn toàn có thể giảm khoảng 2.400 đồng/lít.
Theo cách tính hiện tại, giả sử giá xăng thế nhập khẩu về Việt Nam có đơn giá là 20.000 đồng/lít (đã bao gồm phí vận chuyển) thì khoản thuế nhập khẩu sẽ là 2.400 đồng/lít, tức 1 lít xăng sẽ có giá 22.400 đồng/lít. Khi về Việt Nam, xăng tiếp tục chịu một khoản thuế nữa gọi là thuế tiêu thụ đặc biệt là 10%, tương đương 2.240 đồng/lít. Như vậy, chỉ 2 khoản phí trên, xăng đã phải cõng thêm tới 4.840 đồng.
Thanh Ngọc
-
Tin tức kinh tế ngày 19/4: Việt Nam cần hơn 266 tỷ USD đầu tư vào ngành điện
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 14/4 - 19/4
-
Tin tức kinh tế ngày 18/4: Thương mại Việt Nam - Lào lập kỷ lục trong quý I/2025