Erdogan sẽ chọn kịch bản nào cho Thổ Nhĩ Kỳ?

19:19 | 21/07/2016

711 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Phân tích tình hình Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay, báo chí Mỹ đưa ra hai kịch bản cho Thổ trong tương lai gần, như là một hệ quả của cuộc đảo chính bất thành vừa qua.
erdogan se chon kich ban nao cho tho nhi ky
Những binh sĩ trung thành với Erdogan trong thời gian xảy ra đảo chính

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan có thể sớm trở thành nhà lãnh đạo hùng mạnh nhất của nước này kể từ thời Mustafa Kemal Ataturk, người sáng lập nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại, và có lẽ là nhà lãnh đạo kiêu hùng nhất kể từ ngày Đế chế Ottoman sụp đổ, nhà phân tích, giám đốc chương trình nghiên cứu Thổ Nhĩ Kỳ tại Viện Chính sách Cận Đông Washington, Soner Kagaptay cho biết.

Sau khi cuộc đảo chính thất bại, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ có thể hành động theo hai kịch bản.

Kịch bản thứ nhất có thể nhuốm màu cực đoan. Với tính cách bảo thủ và thiên hướng nghiêng về đạo Hồi, Erdogan sẽ thách thức sự tách biệt giữa nhà thờ và nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục. Bây giờ ông có thể sử dụng những tình cảm tôn giáo được tạo ra sau cuộc đảo chính để bỏ qua hiến pháp và bắt đầu tiến hành một cuộc Cách mạng Hồi giáo, tạp chí Mỹ The Atlantic dẫn ý kiến của Kagaptay.

Bầu không khí hiện nay ở Thổ Nhĩ Kỳ gợi nhớ lại Iran vào năm 1979 trong cuộc Cách mạng Hồi giáo - lúc đó, niềm đam mê cách mạng cũng tràn ngập các đường phố, nhà thờ Hồi giáo kêu gọi hành động chính trị, và đã xuất hiện một xu thế hỗn hợp của chính trị và tôn giáo, theo nhà phân tích Kagaptay. Tuy nhiên, sẽ là rất khó để ông Erdogan có thể tiến hành một nước cờ như vậy. Mặc dù vậy, "kịch bản Iran 1979 chưa bao giờ gần với thực tế Thổ Mhĩ Kỳ như hiện nay" - ông Kagaptay khẳng định.

Kịch bản thứ hai có thể nhiều khả dụng hơn. Theo kịch bản này, ông Erdogan có thể lợi dụng sự ủng hộ của dân chúng đối với ông sau cuộc đảo chính để thúc đẩy Quốc hội thông qua việc sửa đổi hiến pháp. Bản chất của những sửa đổi này là thay đổi hình thức nghị viện cầm quyền thành chế độ tổng thống nắm quyền. Như vậy toàn bộ quyền lực đương nhiên sẽ được thâu tóm vào tay Tổng thống Erdogan.

Cách tiếp cận này rất tương thích với phong cách lãnh đạo của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đương nhiệm Recep Erdogan: "thực dụng, thực hiện mọi việc theo định hướng ban đầu và giải quyết dần dần từng bước một". Trước khi xảy ra âm mưu đảo chính vừa qua, Erdogan đã kịp thâu tóm vào tay mình một quyền lực vô cùng lớn - ông đã mất đến 13 năm (bao gồm cả ba nhiệm kỳ thủ tướng) để làm nên công tích vĩ đại đó, bài báo cho biết.

Theo nhà phân tích Kagaptay, từ rất lâu trước khi xảy ra cuộc đảo chính, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã kịp tạo cho mình một hình ảnh buộc các đối thủ chính trị của ông phải ganh ghét. Mà hễ để lộ sự ganh ghét dù chỉ chút ít thì cũng bị liệt vào phần tử chống đối! Bây giờ thì mới rõ ràng là trong quá khứ thực sự đã có ganh ghét, có chống đối, có âm mưu lật đổ… mà đến nay mới bộc lộ hẳn ra. Từ nay, cuộc so găng của Erdogan với các đối thủ sẽ đạt một quy mô toàn diện. Một khi nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ tiến sát đến quyền lực tuyệt đối, phe đối lập sẽ đương đầu khó khăn hơn với ông ta một cách dân chủ - mỗi phong trào đều có thể bị buộc tội hỗ trợ đảo chính, và thế là lập tức bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, Kagaptay nói.

Thiện Tâm

RIA Novosti