Dự báo lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm nay sẽ ít hơn năm ngoái

19:33 | 19/07/2019

790 lượt xem
|
(PetroTimes) - Năm 2019, du lịch Việt Nam vẫn có thể có mức tăng cao hơn mức trung bình của thế giới và khu vực, nhưng lại ở mức thấp hơn so với các năm trước.    
du bao luong khach quoc te den viet nam nam nay se it hon nam ngoaiKhởi nghiệp sáng tạo ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch
du bao luong khach quoc te den viet nam nam nay se it hon nam ngoaiHà Nội và Nhật Bản đẩy mạnh trao đổi hợp tác xúc tiến đầu tư, du lịch
du bao luong khach quoc te den viet nam nam nay se it hon nam ngoaiỨng dụng công nghệ thúc đẩy phát triển du lịch Việt Nam

Khó khăn chung

Đây là nội dung dự báo của Báo cáo thường niên du lịch 2018 (Báo cáo) vừa được Tổng cục Du lịch công bố.

Cụ thể theo Báo cáo, dẫn kết quả khảo sát Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF): Năm 2019 dự báo kinh tế thế giới sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức 3,7%. Đà tăng trưởng kinh tế tiếp tục duy trì đối với các thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Nam Á vì vậy du lịch vẫn có đà phát triển.

Ngoài ra, về đối tượng khách du lịch, tầng lớp trung lưu với khả năng chi tiêu ngày càng cao ở các thị trường mới nổi khiến thị trường nguồn du lịch quốc tế ngày càng đa dạng hơn; khả năng kết nối thuận tiện, mức giá du lịch ngày càng phù hợp, sự đổi mới, sáng tạo của dịch vụ tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của du lịch thế giới.

du bao luong khach quoc te den viet nam nam nay se it hon nam ngoai
Khách du lịch quốc tế đi thăm Tràng An, Ninh Bình

Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) cũng nhận định, du lịch thế giới 2019 sẽ tiếp tục duy trì tăng trưởng nhưng với tốc độ chậm lại. Cụ thể, khách du lịch quốc tế toàn cầu năm 2019 sẽ tăng khoảng 3-4%, tương đương mức trung bình trong giai đoạn 2008-2018 là 4,2%, thấp hơn mức tăng 5,6% năm 2018. Riêng khu vực châu Á - Thái Bình Dương được dự báo có mức tăng trưởng cao nhất (5-6%), tiếp theo là Trung Đông (4-6%), châu Phi (3-5%), châu Âu (3-4%), châu Mỹ (2-3%).

Tuy nhiên, thách thức phía trước đối với du lịch thế giới lại không ít do xu hướng tăng trưởng kinh tế tiếp tục nhưng không mạnh mẽ như các năm trước; rủi ro ảnh hưởng đến phát triển kinh tế có thể đến từ những căng thẳng thương mại toàn cầu; chính sách thắt chặt tiền tệ, sự phát triển chậm hơn của các nền kinh tế châu Á.

Đặc biệt, thị trường khách du lịch Trung Quốc dự báo có khả năng phát triển chậm lại, do kinh tế khó khăn và trong bối cảnh mâu thuẫn thương mại Trung - Mỹ. Các nước trong khu vực ASEAN cạnh tranh quyết liệt trong việc thu hút khách du lịch quốc tế, thông qua các chính sách đầu tư xúc tiến, phát triển sản phẩm, kết nối hàng không, visa thông thoáng.

Quá sức vì tăng trưởng nhanh

Ông Hà Văn Siêu, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch nhận định trước bối cảnh đó, du lịch Việt Nam sẽ đan xen cả cơ hội và thách thức. Theo đại diện Tổng cục Du lịch, du lịch Việt Nam vẫn có thể có mức tăng cao hơn mức trung bình của thế giới và khu vực, nhưng ở mức thấp hơn so với các năm trước do bối cảnh, xu hướng quốc tế, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã đạt quy mô lớn hơn thời kỳ trước sau 3 năm tăng trưởng cao liên tục, khó có thể tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao.

du bao luong khach quoc te den viet nam nam nay se it hon nam ngoai
Trung Quốc là thị trường nguồn lớn của Việt Nam

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là mức tăng trưởng trong 3 năm qua khiến cho năng lực, sức chứa tại một số trung tâm du lịch vào một số thời điểm vượt quá giới hạn. Gây ra tình trạng lộn xộn, mất vệ sinh, không an toàn; kiểm soát giá không chặt chẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh du lịch Việt Nam.

Đặc biệt, những xung lực tạo ra dư địa phát triển mới hình thành tại các địa bàn trọng điểm, phụ cận có thể chưa đáp ứng ngay được yêu cầu tăng trưởng với tốc độ cao, bền vững; chính sách, hoạt động quản lý du lịch chưa thực sự linh hoạt, hiệu quả, tính kết nối đồng bộ chưa cao.

Tổng cục Du lịch dự báo, năm 2019, lượng khách quốc tế đến Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng ở mức thấp hơn so với mức tăng của năm 2018 (19,9%), tuy nhiên sẽ cao hơn đáng kể so với tốc độ tăng trưởng trung bình của thế giới là 3-4% và khu vực châu Á - Thái Bình Dương là 5-6%.

Về thị trường khách, Trung Quốc, Hàn Quốc tiếp tục là hai thị trường nguồn lớn nhất của du lịch Việt Nam. Nhưng tăng trưởng từ thị trường Trung Quốc sẽ chững lại, khó có thể đạt mức cao như năm 2017, 2018. Riêng thị trường Nhật Bản, Đài Loan, Nga, Úc, Đông Nam Á tiếp tục tăng trưởng tích cực; thị trường Tây Âu và Mỹ tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ổn định.

Còn với thị trường du lịch nội địa, Báo cáo dự báo sẽ tiếp tục sôi động, tốc độ tăng trưởng dự báo đạt khoảng 6,5-8,5%, tổng thu từ khách du lịch dự báo tăng khoảng 10-20% so với năm 2018.

Nguyễn Hưng