Điều gì tệ hơn một cuộc chiến tranh thương mại?

10:08 | 29/01/2020

273 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Thị trường tài chính toàn cầu đã dự kiến ​​bắt đầu một khởi đầu mới sáng sủa trong năm 2020 khi Thỏa thuận thương mại giai đoạn một của Mỹ và Trung Quốc đã đang được thực thi và sự ngấm dần của chính sách điều hành cắt giảm lãi suất của FED tới nền kinh tế. Tuy nhiên, lại xuất phát một rủi ro địa chính trị mới sau vụ việc giết chết tướng Soleimani của Iran.    
dieu gi te hon mot cuoc chien tranh thuong maiTài chính toàn cầu chao đảo vì dịch viêm phổi Vũ Hán
dieu gi te hon mot cuoc chien tranh thuong maiLệnh ám sát tướng Iran: Ông Trump “châm ngòi” cuộc khủng hoảng ngoại giao

Giá dầu thô đã tăng vọt 6% kể từ khi Mỹ thực hiện ám sát Soleimani ở Iraq vào ngày 3/1/2020. Đó là phản ứng ngay biểu hiện rủi ro căng thẳng địa chính trị và đặt ra những câu hỏi về hành động của 2 bên sau đó. Liệu có xảy ra các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Iraq, một sự trả thù của Iran với các khu vực khai thác dầu mỏ khác trong vùng Vịnh có thể khiến giá dầu tăng đột biến. Việc giá dầu tăng đột biến có thể tác động trực tiếp tới nền kinh tế toàn cầu do chi phí năng lượng nhảy vọt. Theo một ước tính từ Bloomberg, sự nhảy vọt từ 70 USD/thùng lên 100 USD/thùng có thể khiến tăng trưởng toàn cầu giảm tốc 0,2 – 0,3% trong năm 2022.

Ngay cả khi bất ổn thương mại giảm, bất ổn địa chính trị đã trở lại. Khi tấn công Soleimani trên đất Iraq, Washington đã gây ra thiệt hại cho mối quan hệ với Baghdad. Bên cạnh đó trong tháng 9 năm ngoái, một cuộc không kích vào cơ sở của Saudi Aramco đã tạm thời khiến nguồn cung dầu mất 5,7 triệu thùng dầu khỏi thị trường. Trong trường hợp Iran tìm cách gây thiệt hại lâu dài hơn cho các cơ sở dầu mỏ tại các quốc gia khác, chi phí dầu có thể tăng lên đáng kể.

Theo Công ty Cổ phần Chứng khoán dầu khí PSI, khoảng 20% ​​nguồn cung dầu toàn cầu đi trong vùng Vịnh hoặc quanh eo biển Hormuz - bao gồm phần lớn lượng dầu xuất khẩu từ Iran, Iraq, Kuwait, Ả Rập Saudi, Qatar và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất. Một loạt các cuộc tấn công vào tàu chở dầu năm ngoái có thể khiến cho Iran tiếp tục kiểm soát mạng lưới giao thông trong khu vực khi kiểm soát eo biển Hormuz.

Trong trường hợp nguồn cung dầu thô bị thắt chặt lâu dài, kịch bản giá dầu bị đẩy lên 100 USD/thùng cũng không quá khó để tưởng tượng. Trong thực tế giai đoạn năm 2010 – 2011 giá dầu đã từng nhảy vọt từ 75 USD lên 100 USD thùng. Trong thời điểm đó giá các loại hàng hóa và dịch vụ tăng mạnh do ảnh hưởng của cú sốc giá dầu, mặc dù vậy tác động của giá dầu tại thời điểm này có lẽ ít hơn khi tầm quan trọng của dầu với vai trò là đầu vào sản xuất đã giảm so với trước đây, cụ thể ở Mỹ, mức độ sử dụng đã giảm khoảng 10%.

Theo mô hình NiGEM – mô hình cấu trúc nền kinh tế toàn cầu, Bloomberg ước tính trong trường hợp giá dầu thô Brent tăng đột biến từ 70 USD/thùng lên 100 USD/thùng có thể sẽ khiến tăng trưởng GDP toàn cầu giảm từ 0,2 % - 0,3% trong đầu năm 2020. Một số quốc gia sẽ chịu đựng tác động nhiều hơn những nước khác. Trong đó các nền kinh tế có thể kể đến bao gồm Hàn Quốc, Ấn Độ, Nam Phi và Thổ Nhĩ Kỳ có lượng nhập khẩu dầu ròng/GDP lớn nhất.

Sự giảm tốc 0,2% - 0,3% đối với nền kinh tế toàn cầu sẽ là thảm họa. Cuộc chiến thương mại 2019 đang có diễn biến tích cực mới, nhưng rõ ràng bất ổn chính trị lại đang leo thang và khó xác định. Theo tính toán của Bloomberg, lực cản tăng trưởng toàn cầu đối với thuế qua nhỏ hơn rõ rệt so với tác động của sự không chắc chắn.

Minh Châu