Điện lực Hòa Bình cấp điện giúp dân thoát nghèo

21:53 | 04/09/2015

775 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Với việc đưa điện đến 100% thôn bản, 99,96% số hộ dân, Điện lực Hòa Bình đã góp phần quan trọng thay đổi bộ mặt kinh tế-xã hội tỉnh Hòa Bình.
dau an dien luc hoa binh 3
Kiểm tra trạm biến áp khu 2 (Thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong, Hòa Bình)
nhip tho trung son Nhịp thở Trung Sơn
muong cai doi doi nho dien Mường Cai đổi đời nhờ... điện
giu vung dong dien tren vung dat lua Giữ vững dòng điện trên vùng đất lửa

Vượt thách thức

Hòa Bình là tỉnh miền núi. Mặc dù chỉ cách Hà Nội chừng 70km về phía Tây Bắc nhưng phần lớn là đồng bào dân tộc Mông, Thái, Dao… Địa hình bị chia cắt, cư dân sinh sống không tập trung, thói quen du canh du cư còn phổ biến khiến việc cung cấp điện trên địa bàn gặp vô vàn khó khăn.

Trao đổi với Năng lượng Mới, ông Lương Văn Phương – Phó Giám đốc Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) thông tin: Đường xá đi lại khó khăn, địa bàn rộng, chủ yếu là đồi núi đã ảnh hưởng lớn đến việc đầu tư, xây dựng hệ thống lưới điện, đặc biệt tại khu vực lòng hồ thủy điện Hòa Bình. Có khi kéo một trạm biến áp với 2 – 3km đường dây trung áp nhưng chỉ cấp được điện cho 30 – 40 hộ dân. Suất đầu tư vì thế rất lớn. Việc thi công, xây dựng lưới điện khu vực lòng hồ cũng vô vàn khó khăn. Nhiều điểm thi công, anh em phải dùng xuồng, xà lan chuyển cột đến chân đồi, núi, rồi từ đó phải dùng tời kéo lên đỉnh đồi.

Phát triển hệ thống lưới điện để cấp điện cho bà con đã khó, đã vất vả, nhưng công tác kinh doanh trên địa bàn cũng gặp không ít thách thức. Theo ông Phương, việc thu tiền điện trên địa bàn rất vất vả bởi có nhiều khu vực, anh em phải thuê xuồng, đò đi vào sâu vùng lòng hồ. Nhưng nhiều khi vào được vùng lòng hồ, đến được nhà bà con nhưng có khi cũng lại chẳng gặp lại phải tay không ra về.

Ngoài ra, vì là địa bàn miền núi nên việc di chuyển, thay thế, đầu tư, lắp đặt các thiết bị, đường dây, trạm biến áp cũng rất là khó khăn. Thậm chí, có nhiều vị trí, chúng tôi phải di chuyển cột điện bằng xuồng, bằng phà để đưa cột điện đến các điểm trong vùng lòng hồ. Việc dựng cột, kéo dây vì thế phải thực hiện trong một thời gian rất là dài. Đây là những cái khó khăn lớn nhất về công tác đầu tư, kinh doanh bán điện mà PC Hòa Bình đang đối diện.

Nhưng vượt lên trên những khó khăn, thách thức đó, theo ông Phương: Tính đến năm 2013, PC Hòa Bình đã cấp điện đến 99,96% số hộ dân, trong khi trước những năm 2000, số thôn bản có điện là rất ít. Đặc biệt, thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc tiếp nhận điện lưới nông thôn, bán điện trực tiếp cho người dân, PC Hòa Bình đã tiếp nhận 176 xã với 150 ngàn khách hàng từ các tổ chức, hợp tác xã bán điện. Lưới điện tại những địa bàn này cũng được tập trung đầu tư, mở rộng, chất lượng cung ứng điện không ngừng được tăng lên, được người dân hết sức đồng tình, ủng hộ.

Quy mô hệ thống điện do PC Hòa Bình quản lý, vận hành cũng không ngừng được mở rộng. Nếu như năm 2010, toàn tỉnh chỉ có 3 trạm 110kV thì đến năm 2015, con số này đã tăng lên 7 trạm. Công suất cực đại cũng tăng từ 60MW lên 120MW. Số lượng máy biến áp thuộc diện quản lý của Công ty cũng tăng từ 1.000 máy năm 2010 lên 1.700 máy năm 2015.

Đổi thay nhờ điện

Như đã đề cập ở trên, hệ thống lưới điện trên địa bàn tỉnh Hòa Bình những năm qua đã không ngừng được nâng cấp, mở rộng và theo ông Phương, điều này đã góp phần quan trọng tạo nền tảng phát triển kinh tế-xã hội địa phương.

dau an dien luc hoa binh
Ông Nguyễn Văn Ngợi.

Ông Nguyễn Văn Ngợi (nhà ở khu 4, thị trấn Cao Phong) cho hay: Những năm 1992, khi chưa có điện lưới quốc gia, người dân ở đây chủ yếu là trồng mía, thu nhập hàng năm không đáng là bao. Cuộc sống của người dân rất khó khăn. Chuyện học hành của bọn trẻ bị hạn chế. Người dân phải dùng dầu để thắp sáng, chi phí rất cao. Cuộc sống vì thế khổ cực vô cùng. Thậm chí khi một số hộ dân đã chuyển sang trồng cam thì năng suất vẫn rất thấp vì không có điện để phục vụ tưới tiêu, phun thuốc… Nhưng đến năm 1992, khi có điện lưới quốc gia, cuộc sống của người dân đã thay đổi hẳn. 1ha cam trước kia chỉ được 5 -7 tấn thì nay, nhờ được tưới tiêu, chăm sóc tốt, sản lượng thu hoạch có thể lên tới 20 – 30 tấn.

Qua câu chuyện của ông Ngợi, tôi được biết, gia đình ông hiện có 1ha trồng cam, bình quân mỗi năm thu hoạch khoảng 20 – 30 tấn. Và theo mức giá hiện tại, sau khi trừ chi phí, mỗi năm gia đình ông thu về khoảng 700 triệu đồng. Đây có thể xem là mức thu nhập đáng mơ ước đối với không chỉ các hộ gia định ở nông thôn, miền núi mà với cả không ít hộ gia đình ở các thành phố, khu đô thị lớn. Nhưng điều quan trọng nhất theo như lời ông Ngợi là người dân ở Cao Phong đã được dùng điện với giá bán điện của nhà nước, chất lượng điện thì đảm bảo an toàn, liên tục, góp phần quan trọng giúp người dân phát triển sản xuất kinh doanh.

Còn theo ông Quách Công Trọng-Phó Chủ tịch UBND xã Phú Cường (huyện Tân Lạc): Nếu như trước kia (trước năm 1997), khi chưa có điện, công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối chính sách pháp luật của Đảng, nhà nước, các hoạt động văn hóa, thể thao, giao lưu văn hóa văn nghệ rất hạn chế do thiếu thông tin. Nhưng kể từ khi có điện, người dân đã được tiếp cận các phương tiện thông tin tuyên truyền như tivi, đài… nên đã nắm được đường lối, chủ trương của Đảng, nhà nước, bà con nhờ đó cũng học được cách làm ăn mới, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, những tập quán cũ, lạc hậu từng bước được đẩy lùi…

“Phú Cường có tới 97% dân tộc mường. Trước 1997, người dân sản xuất nông nghiệp là chính, trồng ngô, trồng lúa nước. Sau 1997, khi Điện lực Hòa Bình đưa điện về các thôn, bản, người dân vẫn trồng ngô, trồng lúa nhưng vì được tiếp cận các phương tiện truyền thông, nắm được cách làm ăn mới, biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên cơ cấu cây trồng thay đổi. Giống ngô địa phương, năng suất thấp được thay thế bằng các giống ngô mới, năng suất cao hơn. Trâu bò giờ cũng biết làm chuồng, nuôi làm hàng hóa. Thu nhập của người dân đã tăng từ 8 triệu đồng/năm vào năm 2010 lên 14 triệu đồng/năm vào năm 2015”- ông Trọng nói.

Và một điểm nữa, theo ông Trọng, mặc dù nằm trên cung đường ma túy nhưng suốt bao năm qua, Phú Cường không có bất kỳ một tụ điểm hay vụ án ma túy nào xảy ra. Người dân trong xã cũng không có trường hợp nào liên quan đến các vụ án ma túy. Cả xã hiện có 3 người nghiện thì cả 3 đều đã được đưa đi cai nghiện. Điều này có được một phần là do điện lưới quốc gia được đưa về 99,96% số hộ trên địa bàn, công tác thông tin tuyên truyền vì thế được triển khai hiệu quả.

lai chau hanh trinh xoa xa trang ve dien Lai Châu: Hành trình xóa xã trắng về điện
nui rung co dien thay sao Núi rừng có điện thay sao
giu dien o vu ng da t lu a Giữ điện ở “vùng đất lửa”

Thanh Ngọc

Năng lượng Mới

  • el-2024
  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps