ĐH Hoa Sen - 'giáo dục phi lợi nhuận' chỉ là... chiêu bài

21:28 | 26/03/2016

3,414 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Những bê bối đã xảy ra ở trường ĐH Hoa Sen là một minh chứng điển hình cho việc giương cao khẩu hiệu “giáo dục phi lợi nhuận” nhưng thực chất là tham quyền, cố vị của hiệu trưởng trường Bùi Trân Phượng.

dh hoa sen giao duc phi loi nhuan chi la chieu bai

Nghĩ về lòng tự trọng trong nghề giáo thời nay

Từ việc trường Đại học Hùng Vương không được tuyển sinh viên trong 4 năm, hiệu phó đến tuổi nghỉ hưu nhưng quyết bám trụ; cho đến chuyện hiệu trưởng dùng đủ cách để tranh giành quyền lực, lợi nhuận ở Đại học Hoa Sen. Chưa bao giờ nghề giáo cao quý lại trở nên nhộn nhạo, đáng buồn như lúc này.

 

Khi mục tiêu cao cả của giáo dục biến thành... một lá bài

Như đã nói, mặc dù đã có quy định thế nào là giáo dục phi lợi nhuận thế nhưng suốt nhiều năm qua khái niệm này vẫn gây nhiều tranh cãi. Chính việc chưa ngã ngũ này mới có hiện tượng cùng một trường ĐH mà bên khăng khăng là “phi lợi nhuận”, mặc dù đang là trường tư thục thông thường - đó là trường ĐH Hoa Sen.

Trước đây đã có những hiểu lầm rằng, phi lợi nhuận tức là không tạo ra lợi nhuận, nhưng trên thực tế thì không phải vậy. Bản chất của phi lợi nhuận chính là sự ứng xử của tổ chức với khoản lợi nhuận thu được, một khi nó được phân chia cho các cổ đông thì chắc chắn là “có lợi nhuận”.

Và trong bối cảnh “thật khó để có giáo dục phi lợi nhuận ở Việt Nam” như nhiều chuyên gia giáo dục nhận định thì việc hiệu trưởng ĐH Hoa Sen một mực tuyên bố đi theo tôn chỉ “giáo dục phi lợi nhuận” cũng đem đến nhiều chú ý.

Kỳ thực, đây là cách để bà hiệu trưởng "giành quyền" với các nhà đầu tư giáo dục. Và sự "bon chen" này cùng những bê bối trong ngôi trường này đã khiến không ít người phải ngao ngán.

dh hoa sen giao duc phi loi nhuan chi la chieu bai
Trường Đại học Hoa Sen.

Không ai thừa nhận vẫn cố khoác áo "phi lợi nhuận", vì sao?

Trường Đại học Hoa Sen được thành lập theo quyết định 247/2006 ngày 30/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ.

Trước những tranh cãi xảy ra tại trường thì đầu tháng 11/2015 Bộ GD&ĐT đã có văn bản khẳng định: Trường Đại học Hoa Sen hoạt động theo Quy chế tổ chức và hoạt động của trường Đại học tư thục, ban hành theo Quyết định số 14/2005 ngày 17/1/2005 của Thủ tướng Chính phủ.

Tại Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học tư thục, ban hành theo quyết định số 14/2005 của Thủ tướng Chính phủ, thì không có khái niệm “Trường Đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận”.

Vì vậy, cho đến nay thì trường Đại học Hoa Sen vẫn là trường Đại học tư thục.

Để chuyển sang loại hình hoạt động trường Đại học tư thục không vì lợi nhuận như Hiệu trưởng Bùi Trân Phượng khẳng định thì Trường Đại học Hoa Sen phải tiến hành các thủ tục theo quy định tại mục 4, chương II Điều lệ trường Đại học, ban hành kèm theo Quyết định số 70/2014 ngày 10/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

Và từ trước đến nay cũng chưa có một cơ quan quản lý nào, từ UBND TP. HCM đến Bộ GD&ĐT và nay là Thủ tướng Chính phủ công nhận, trường Đại học Hoa Sen là trường Đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.

Thế nhưng, hiệu trưởng trường này vẫn một mực khẳng định trường hoạt động phi lợi nhuận.

Vì sao lại như vậy?

Cũng xin nhắc lại bối cảnh của xuất hiện việc kêu gọi giáo dục “phi lợi nhuận” của ĐH Hoa Sen.

dh hoa sen giao duc phi loi nhuan chi la chieu bai
Sinh viên trường Hoa Sen sẽ là những người chịu thiệt thòi nhất vì sự tham quyền cố vị.

Từ đầu năm 2013, liên tiếp các chiêu mập mờ mà người quyết định chính là bà Bùi Trần Phượng – Hiệu trưởng nhà trường bị phát giác. Điển hình như: Tự ý thay đổi nhà cung cấp, nhà phân phối vật tư trong dự án xây dựng tòa nhà của trường. Việc tự ý thay đổi không tuân theo quy trình hiện hành này đã bị các cổ đông chỉ ra.

Hay việc bị phát giác rằng đã không rõ ràng khoản lợi nhuận từ năm 2010 cho đến 2013. Sự việc này dẫn đến việc các báo cáo tài chính mà Hiệu trưởng ký để gửi cho các cổ đông bị sai lệch, đồng thời dẫn đến làm sai lệch nghĩa vụ nộp thuế của nhà trường. 

Ngoài ra, bà Phượng cũng bị tố sử dụng nhiều cách nhằm hợp thức hóa doanh thu của ĐH Hoa Sen sang bộ phận khác, gây tổn thất doanh thu của các cổ đông ở ĐH Hoa Sen.

Chưa kể trong suốt một thời gian dài bà Phượng đã cơ cấu quyền lực của mình khi tự ý có quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm bộ máy vận hành trường một cách vô tội vạ.

Theo ý kiến phản ánh của nhiều cổ đông thì bà Phượng không căn cứ vào năng lực nguồn nhân lực, thậm chí có sự thao túng để củng cố quyền lực.

Đơn cử, bộ máy Ban giám hiệu vận hành ĐH Hoa Sen bao gồm hiệu trưởng và 2 hiệu phó. Thế nhưng 2 hiệu phó này hiện nay chỉ có bằng thạc sỹ. Như vậy, thật khó có ai có cơ hội để thay thế hiệu trưởng.

Với hàng loạt vụ việc bị phát hiện và dấu hiệu tiếm quyền, bị nội bộ phản ứng bà Phượng đã không còn được sự ủng hộ của đại đa số cổ đông. Lúc này, bà Bùi Trần Phượng lại rất khôn khéo sử dụng chiêu bài biến Đại học Hoa Sen thành một trường “phi lợi nhuận”.

Đây có phải chiêu bài của vị hiệu trưởng để thao túng ĐH Hoa Sen thì những người trong cuộc đã có câu trả lời. Tuy nhiên, những bê bối của trường này đang làm xấu đi mô hình giáo dục phi lợi nhuận mà chúng ta đang hướng tới.

Xin lấy ý kiến của PGS. TS Trần Xuân Nhĩ, Nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã nhận xét về ĐH Hoa Sen như một lời kết.

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ nói: Sự việc của Trường Đại học Hoa Sen đã cho chúng ta một cái nhìn bao quát của các trường hoạt động theo mô hình lợi nhuận hay không vì lợi nhuận.

Một trường hoạt động giáo dục theo phương châm phi lợi nhuận thì đồng tiền không phải là mục tiêu chi phối hoạt động của nhà trường mà mục tiêu chính của nhà trường phải là mục tiêu đào tạo. Đó mới là mục tiêu cao cả.

Vậy mới nói, giáo dục phi lợi nhuận phải cần lắm một chữ… “Tâm”.

Còn khi đã nghĩ đến chuyện "tranh tiền, tranh quyền" thì "giáo dục phi lợi nhuận"cũng chỉ là một chiêu bài mà thôi!

dh hoa sen giao duc phi loi nhuan chi la chieu bai

Nghĩ về lòng tự trọng trong nghề giáo thời nay

Thầy cô trong ban giám hiệu dùng đủ cách để tranh giành quyền lực, lợi nhuận ở Đại học Hoa Sen. Chưa bao giờ nghề giáo cao quý lại trở nên nhộn nhạo, đáng buồn như lúc này.

 

 

 

dh hoa sen giao duc phi loi nhuan chi la chieu bai

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ: “Phi lợi nhuận” cần một chữ… “Tâm”

Cho rằng hiện tại với điều kiện như ở Việt Nam thì thật khó để làm giáo dục theo hướng phi lợi nhuận nên PGS. Trần Xuân Nhĩ cho rằng: Trên hết vẫn cần một chữ Tâm.

dh hoa sen giao duc phi loi nhuan chi la chieu bai

Giáo dục Đại học: “Phi lợi nhuận” hay “siêu lợi nhuận”?

Liên tiếp những lùm xùm trong cung cách quản lý của nhiều trường ĐH thời gian vừa qua, khiến không ít ý kiến lo ngại tới đây sẽ là giai đoạn khủng hoảng của giáo dục Đại học.

dh hoa sen giao duc phi loi nhuan chi la chieu bai

GS.TS Ngô Văn Lệ: Quan niệm giáo dục phi lợi nhuận là không thực tế

Phóng viên Báo Năng lượng Mới đã có cuộc trao đổi với GS.TS Ngô Văn Lệ (nguyên Hiệu trưởng Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TPHCM) để có một góc nhìn mới về vấn đề này.

Huy An

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank
Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

(PetroTimes) - Lễ hội Holi của người Hindu, còn được gọi là Lễ hội Màu sắc, báo trước sự khởi đầu của mùa xuân.