Đây là lý do Iran không bao giờ sợ Mỹ

14:56 | 14/09/2018

2,559 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Gói trừng phạt thứ hai Mỹ nhắm vào ngành dầu mỏ của Iran sẽ bắt đầu có hiệu lực từ tháng 11 tới. Nhưng đây không phải là lần đầu tiên Iran bị trừng phạt và chính vì thế họ có thừa kinh nghiệm để đối mặt với những lệnh cấm vận như vậy.
day la ly do iran khong bao gio so myIran sẽ hoàn tiền cho Total khi dự án khí South Pars giai đoạn 11 đi vào hoạt động
day la ly do iran khong bao gio so myLàm được điều này, Iran sẽ khiến thế giới khiếp sợ
day la ly do iran khong bao gio so my

Từ năm 2012 đến 2015, trong khi chịu các biện pháp trừng phạt quốc tế khắc nghiệt nhất, Iran vẫn bán được một số lượng lớn dầu thô ra nước ngoài bằng các tàu chở dầu ngụy trang, và những phương pháp này chưa bao giờ dừng lại. "Chúng tôi thường xuyên thấy các tàu chở dầu vào hoặc rời Iran một cách bí mật", Samir Madani, đồng sáng lập TankerTrackers.com, một website chuyên giám sát kinh doanh dầu mỏ trên thế giới, nói với AFP. "Chúng tôi phát hiện những tàu chở dầu của Iran bằng vệ tinh. Mỗi tháng, có rất nhiều tàu như thế ra vào Iran", ông nói thêm.

Số lượng tàu chở dầu như vậy có thể tăng sau ngày 5/11/2018, thời điểm Mỹ khôi phục các lệnh cấm vận đối với ngành công nghiệp dầu mỏ của Iran. Sự trở lại của các biện pháp trừng phạt này đến sau quyết định đơn phương rút khỏi thỏa thuận quốc tế về hạt nhân Iran của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tháng 5/2018. Washington yêu cầu Tehran phải đàm phán lại nếu không sẽ chịu "áp lực tài chính chưa từng thấy" bằng cách quyết tâm cấm xuất khẩu dầu thô của Iran về 0 và đe dọa các công ty hoặc quốc gia tiếp tục mua dầu của Tehran. Những áp lực này đã làm giảm 24% doanh số bán dầu của Iran từ tháng 5 đến tháng 8/2018, theo hãng tin tài chính Bloomberg. "Chúng tôi đã đánh giá thấp New Delhi và Bắc Kinh trong việc tuân thủ các yêu cầu của Mỹ", công ty tư vấn Eurasia Group cho biết. Eurasia Group tỏ ra ngạc nhiên trước sự sụt giảm mạnh lượng dầu nhập khẩu của Ấn Độ và Trung Quốc từ Iran (giảm tương ứng 49% và 35% trong ba tháng gần đây). Eurasia Group dự đoán rằng doanh số bán dầu thô của Iran dự kiến ​​sẽ giảm xuống khoảng 900.000 đến 1,2 triệu thùng mỗi ngày (mbj) vào tháng 11 tới, so với mức 2,7 mbj của tháng 5-2018.

Nhưng đối với nhiều nhà phân tích, mục tiêu giảm về 0 lượng dầu xuất của Iran dường như không thực tế. Iran có lượng dự trữ dầu thô thứ tư toàn cầu và nhiều quốc gia, đặc biệt là ở châu Á, cần dầu thô của Iran, là vì các nhà máy lọc dầu của họ được thiết kế chủ yếu để xử lý loại dầu của Iran chứ không phải loại khác.

Theo một nhà phân tích tại hãng Wood Mackenzie, chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng, Iran đã bắt đầu giảm giá thêm, trong khoảng từ 10 triệu đến 15 triệu đôla một tháng, cho một số nhà nhập khẩu lớn như Ấn Độ và Trung Quốc.

Để trì hoãn hoặc né các biện pháp trừng phạt, "người mua có thể trả tiền mua dầu của Iran bằng hiện vật, bằng loại tiền khác đồng đôla, hoặc trả bằng tín dụng, hoặc thậm chí thanh toán thông qua một tài khoản ủy thác ở Thụy Sĩ và chờ cho đến khi các biện pháp trừng phạt của Mỹ hết hiệu lực thì mới rút ra. Ấn Độ đã làm như vậy từ năm 2012 đến năm 2015”, ông Madani, của TankerTrackers.com nói.

Còn nữa, nếu Iran có thể chuyển dầu đến cảng của một nước bạn, số dầu này có thể được trộn lẫn với dầu thô từ một nguồn khác và được bán lại theo cách này, ông Thijs Van de Graaf, giáo sư chính trị quốc tế tại Đại học Ghent (Bỉ), bật mí.

Iran cũng vừa đe dọa sẽ đóng eo biển Hormuz, nút giao thông chiến lược trong thương mại dầu thế giới. Một số chuyên gia cho rằng biện pháp như vậy cũng sẽ tàn phá Tehran vì phần lớn xuất khẩu dầu của họ đi qua khu vực này nhưng Iran đã có tính toán. Ngày 4/9/2018, Tổng thống Hassan Rohani quyết định Iran sẽ xuất khẩu dầu từ một cảng trên biển Arập chứ không còn từ Vùng Vịnh nữa. Đây là bước chuẩn bị để Tehran đóng cửa eo biển Hormuz.

Một “đường máu” khác với dầu mỏ Iran đang được chính đồng minh của Mỹ, các nước châu Âu, mở ra. Sau việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, Liên minh châu Âu vẫn muốn Iran ở lại với “phần thưởng” là EU sẽ đưa ra một gói các biện pháp để đảm bảo lợi ích kinh tế cho Iran. Iran đã cảnh báo các nước EU rằng sẽ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân nếu họ không "bảo tồn được lợi ích quốc gia nữa".

Th.Long

AFP

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc