Đa dạng thị trường xuất nhập khẩu

15:00 | 22/06/2022

106 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Việt Nam đang phải chịu ảnh hưởng từ việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu. Điều cần thiết lúc này là doanh nghiệp Việt phải đa dạng thị trường nhập khẩu nguyên liệu và thị trường xuất khẩu hàng hóa, tránh phụ thuộc vào một thị trường.
Đa dạng thị trường xuất nhập khẩu
Nhiều doanh nghiệp da giày không đủ nguồn nguyên liệu

Trung Quốc được ví như công xưởng sản xuất của thế giới, rất nhiều nguyên phụ liệu, linh kiện, hàng hóa tiêu dùng được sản xuất và vận chuyển đến các quốc gia khác. Nhưng gần đây, Trung Quốc thực hiện phong tỏa tại nhiều địa phương với chính sách “Zero Covid-19”, khiến nguồn cung ứng nguyên liệu, hàng hóa chững lại.

Dệt may là ngành chịu tác động mạnh mẽ khi có tới 50% nguyên phụ liệu phải nhập khẩu từ Trung Quốc.

Tổng công ty May 10 là một trong những doanh nghiệp có đơn đặt hàng tốt trong ngành dệt may. Hiện nay, đơn hàng của May 10 đã có đến hết tháng 8-2022, riêng mặt hàng veston đã có đơn hàng đến cuối năm. Tuy vậy, nỗi lo lớn nhất của May 10 là Trung Quốc thực hiện Zero Covid-19 sẽ khiến đứt gãy chuỗi cung ứng, May 10 khó thực hiện đúng kế hoạch, tiến độ sản xuất theo các hợp đồng đã ký với đối tác.

May 10 đã tính đến phương án đa dạng nguồn nguyên phụ liệu từ Ấn Độ, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc... nhằm chủ động trong 5-10 năm tới. Nhưng trong ngắn hạn, May 10 không có cách nào khác là chấp nhận phương thức vận chuyển khác hiện nay và tìm kiếm sự chia sẻ từ khách hàng lâu năm, do những tác động từ Trung Quốc. May 10 liên tục bám sát từng mã hàng, đơn hàng tại từng xí nghiệp để sản xuất hiệu quả nhất trước nguy cơ thiếu hụt nguyên phụ liệu.

Đa dạng thị trường xuất nhập khẩu
Sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty TNHH 4P (huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên)

Tổng công ty Việt Thắng trung bình hằng tuần nhập khẩu 3 container nguyên phụ liệu từ Trung Quốc, giá trị hơn 80.000 USD. Thế nhưng, từ đầu tháng 5-2022 tới nay, do sự tắc nghẽn tại một số cảng ở Trung Quốc, nguyên liệu sản xuất đã không thể về đúng như dự định.

Đại diện Tổng công ty Việt Thắng cho biết, khoảng 10 ngày nay, phía đối tác Trung Quốc không thông báo được thời hạn giao hàng chính thức, cho nên một số chủng loại nguyên phụ liệu nhập từ Trung Quốc buộc phải chuyển đổi sang nguồn khác. Hiện nay, nguồn nguyên phụ liệu từ Trung Quốc đang chiếm khoảng 30-40% tổng nguyên phụ liệu nhập khẩu của Việt Thắng.

Không chỉ ngành dệt may, da giày, mà các ngành sản xuất cơ khí chế tạo cũng đang gặp khó khăn vì thiếu nguyên liệu, linh kiện cho sản xuất.

Theo ông Nguyễn Văn Kết, Giám đốc Công ty Cơ khí chính xác SKD Việt Nam, từ đầu tháng 5-2022, việc nhập khẩu thêm linh kiện gặp khó hơn, hàng không thể về đúng hẹn. Hiện SKD cố gắng sản xuất với lượng nguyên liệu, linh kiện lưu kho có sẵn, đồng thời liên kết với một số doanh nghiệp khác để cân đối nguồn nguyên liệu.

Theo Bộ Công Thương, trong 4 tháng đầu năm 2022, Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc gần 37 tỉ USD hàng hóa, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2021, phần lớn là nguyên liệu phục vụ sản xuất. Trung Quốc là thị trường lớn cung cấp nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất của Việt Nam, nhất là nhóm linh kiện điện tử, phụ tùng máy móc, vải, hóa chất... Vì thế, sự gián đoạn nguồn cung từ Trung Quốc chắc chắn sẽ gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp Việt.

Ông Đào Phan Long - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam - cho rằng, nhiều ngành công nghiệp, trong đó có cơ khí, đang phụ thuộc khá lớn vào nguyên liệu từ Trung Quốc. Cuộc chiến Nga - Ukraine hay chính sách “Zero Covid-19” tại Trung Quốc dự báo sẽ còn kéo dài, phức tạp. Do vậy, để vượt qua khó khăn, bản thân doanh nghiệp Việt phải xoay sở, tìm nguồn cung mới, đồng thời đàm phán để gia hạn thời gian giao hàng với đối tác. Để tránh phụ thuộc vào một thị trường, điều cần thiết là doanh nghiệp Việt phải đa dạng thị trường nhập khẩu nguyên liệu và cả thị trường xuất khẩu hàng hóa. Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, cần có thêm các chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ tại thị trường trong nước để từng bước tự chủ nguồn nguyên liệu.

Thông tin từ Bộ Công Thương cho hay, để hỗ trợ doanh nghiệp Việt, Bộ Công Thương đang yêu cầu các hiệp hội, doanh nghiệp đánh giá, rà soát kỹ lưỡng, khẩn trương những tác động của việc Trung Quốc áp dụng các biện pháp phong tỏa vì dịch Covid-19. Vì chiến lược của Trung Quốc là “Zero Covid-19” nên doanh nghiệp Việt cần chủ động thích ứng, có chiến lược phù hợp.

Đại diện Bộ Công Thương cho rằng, trước những tác động của đại dịch, từ cuộc xung đột Nga - Ukraine và biện pháp phong tỏa từ Trung Quốc, doanh nghiệp cần đẩy nhanh hơn quá trình tái cơ cấu sản xuất, tìm nguồn cung ứng nguyên phụ liệu và linh kiện thay thế từ các thị trường khác. Đặc biệt, các doanh nghiệp Việt cần đẩy mạnh liên kết, hỗ trợ, sử dụng sản phẩm của nhau trong sản xuất, kinh doanh để giảm mức phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu từ nước ngoài.

Ngoài việc hỗ trợ thông tin thị trường, kết nối cung cầu, Bộ Công Thương sẽ tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường mới để tránh phụ thuộc vào một thị trường cả ở chiều nhập khẩu và xuất khẩu. Đặc biệt, Bộ Công Thương sẽ tận dụng những lợi thế, các cam kết trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã tham gia.

Bộ Công Thương đã chỉ đạo các thương vụ tích cực tìm kiếm, cung cấp và cập nhật thường xuyên danh sách các nhà phân phối, sản xuất, xuất khẩu nguyên phụ liệu cho các ngành dệt may, da giày và nguyên vật liệu, linh kiện phục vụ sản xuất của ngành điện tử, hóa chất, đồ gỗ, sắt thép...

Đồng thời, Bộ Công Thương hỗ trợ các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp kết nối với nhà cung cấp nước ngoài khi được yêu cầu; nghiên cứu, xúc tiến nhập khẩu nguyên phụ liệu, linh kiện thiết yếu cho các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động như: Dệt may, da giày, điện tử..., đặc biệt chú trọng các doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa có nhiều kinh nghiệm trong nhập khẩu...

Theo Bộ Công Thương, trong 4 tháng đầu năm 2022, Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc gần 37 tỉ USD hàng hóa, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2021, phần lớn là nguyên liệu phục vụ sản xuất.

Phương Nam

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 82,600 84,800
AVPL/SJC HCM 82,600 84,800
AVPL/SJC ĐN 82,600 84,800
Nguyên liệu 9999 - HN 74,500 75,450
Nguyên liệu 999 - HN 74,400 75,350
AVPL/SJC Cần Thơ 82,600 84,800
Cập nhật: 27/04/2024 03:45
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 73.800 75.600
TPHCM - SJC 83.000 85.200
Hà Nội - PNJ 73.800 75.600
Hà Nội - SJC 83.000 85.200
Đà Nẵng - PNJ 73.800 75.600
Đà Nẵng - SJC 83.000 85.200
Miền Tây - PNJ 73.800 75.600
Miền Tây - SJC 83.000 85.200
Giá vàng nữ trang - PNJ 73.800 75.600
Giá vàng nữ trang - SJC 83.000 85.200
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 73.800
Giá vàng nữ trang - SJC 83.000 85.200
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 73.800
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 73.700 74.500
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 54.630 56.030
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 42.330 43.730
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 29.740 31.140
Cập nhật: 27/04/2024 03:45
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,385 7,590
Trang sức 99.9 7,375 7,580
NL 99.99 7,380
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,360
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,450 7,620
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,450 7,620
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,450 7,620
Miếng SJC Thái Bình 8,320 8,520
Miếng SJC Nghệ An 8,320 8,520
Miếng SJC Hà Nội 8,320 8,520
Cập nhật: 27/04/2024 03:45
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 83,000 85,200
SJC 5c 83,000 85,220
SJC 2c, 1C, 5 phân 83,000 85,230
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 73,800 75,500
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 73,800 75,600
Nữ Trang 99.99% 73,700 74,700
Nữ Trang 99% 71,960 73,960
Nữ Trang 68% 48,451 50,951
Nữ Trang 41.7% 28,803 31,303
Cập nhật: 27/04/2024 03:45

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,121.66 16,284.50 16,820.26
CAD 18,077.48 18,260.08 18,860.83
CHF 27,068.64 27,342.06 28,241.61
CNY 3,423.46 3,458.04 3,572.35
DKK - 3,577.18 3,717.11
EUR 26,475.36 26,742.79 27,949.19
GBP 30,873.52 31,185.37 32,211.36
HKD 3,153.19 3,185.04 3,289.82
INR - 303.14 315.51
JPY 156.74 158.32 166.02
KRW 15.92 17.69 19.31
KWD - 82,091.26 85,440.87
MYR - 5,259.06 5,378.02
NOK - 2,255.10 2,352.71
RUB - 262.74 291.09
SAR - 6,734.96 7,009.77
SEK - 2,276.86 2,375.42
SGD 18,143.91 18,327.18 18,930.14
THB 605.58 672.87 699.19
USD 25,088.00 25,118.00 25,458.00
Cập nhật: 27/04/2024 03:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,233 16,253 16,853
CAD 18,228 18,238 18,938
CHF 27,206 27,226 28,176
CNY - 3,427 3,567
DKK - 3,544 3,714
EUR #26,239 26,449 27,739
GBP 31,095 31,105 32,275
HKD 3,107 3,117 3,312
JPY 156.48 156.63 166.18
KRW 16.2 16.4 20.2
LAK - 0.69 1.39
NOK - 2,217 2,337
NZD 14,797 14,807 15,387
SEK - 2,241 2,376
SGD 18,043 18,053 18,853
THB 632.05 672.05 700.05
USD #25,060 25,060 25,458
Cập nhật: 27/04/2024 03:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,150.00 25,158.00 25,458.00
EUR 26,649.00 26,756.00 27,949.00
GBP 31,017.00 31,204.00 32,174.00
HKD 3,173.00 3,186.00 3,290.00
CHF 27,229.00 27,338.00 28,186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16,234.00 16,299.00 16,798.00
SGD 18,295.00 18,368.00 18,912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18,214.00 18,287.00 18,828.00
NZD 14,866.00 15,367.00
KRW 17.65 19.29
Cập nhật: 27/04/2024 03:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25135 25135 25455
AUD 16392 16442 16947
CAD 18369 18419 18874
CHF 27560 27610 28172
CNY 0 3461.3 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3540 0
EUR 26970 27020 27722
GBP 31472 31522 32177
HKD 0 3140 0
JPY 159.97 160.47 164.98
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.6 0
LAK 0 1.0325 0
MYR 0 5445 0
NOK 0 2260 0
NZD 0 14907 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18437 18487 19040
THB 0 645.7 0
TWD 0 779 0
XAU 8270000 8270000 8460000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 27/04/2024 03:45