Đã có thể lấy nước uống từ không khí
Nguồn năng lượng cho trạm thu nước này là pin năng lượng mặt trời. Sáng chế mới được mô tả trong tạp chí Joule.
Ba năm trước, các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã tạo ra một hệ thống, sử dụng khoảng thời gian nhiệt độ giảm xuống hàng ngày, thu thập hơi ẩm ban đêm trên bề mặt vật liệu hấp phụ. Ngày hôm sau, khi vật liệu được sưởi nóng bằng ánh mặt trời, nước thoát ra khỏi cấu trúc của chất hấp phụ, ngưng tụ ở mặt dưới của đĩa thu.
![]() |
Thoạt đầu, các chuyên gia sử dụng khung kim loại làm chất hấp phụ, nhưng đây là vật liệu đắt tiền mà năng suất không cao. Phiên bản mới của trạm thu nước sử dụng vật liệu hấp phụ tự nhiên zeolit - aluminophosphat sắt vi xốp, có sẵn rộng rãi, ổn định và hiệu quả cao.
Pin thu nhiệt mặt trời trên bề mặt hệ thống và làm nóng zeolit, giải phóng khí ẩm tích tụ qua đêm dưới dạng hơi nước. Hơi ngưng tụ trên tấm thu nhiệt bằng đồng đặt phía trên lớp zeolit thứ hai. Và quá trình này cũng tạo ra nhiệt, được sử dụng để giải phóng hơi nước từ lớp zeolit thứ hai. Những giọt nước thu được từ cả hai lớp được dẫn đến bể chứa.
Hệ thống này có sản lượng thu khoảng 0,8 lít nước/mét vuông mỗi ngày, cao gấp đôi so với phiên bản trước đó. Kết quả chính xác phụ thuộc vào sự dao động cục bộ về nhiệt độ, thông lượng ánh sáng mặt trời và độ ẩm.
Các tác giả cho biết rằng trong quá trình thử nghiệm nguyên mẫu trên mái nhà Viện Công nghệ Massachusetts thì những chỉ số này cao hơn đáng kể.
Theo Dân trí
-
Học sinh sáng tạo máy gieo hạt tự động giúp đỡ người nông dân
-
Nhà có mặt tiền cong độc, lạ điều khiển nội thất chỉ bằng một cú chạm
-
Triển lãm trực tuyến Năng lượng mặt trời Việt Nam
-
IEA: Năng lượng sạch là trọng tâm của quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu
-
Thắp sáng đảo Bé bằng sáng tạo và nỗ lực của ngành điện
-
Quy hoạch điện VIII tháo gỡ các nút thắt trong phát triển điện lực
- Samsung xác nhận loại bỏ sạc và tai nghe trên các mẫu smartphone tương lai
- Lỗi bảo mật nghiêm trọng trên Windows 10 có thể khiến ổ cứng bị phá hủy
- iPhone phiên bản 2021 sẽ không có nhiều thay đổi so với iPhone 12
- Sử dụng sợi nấm làm vật liệu cách âm thân thiện với môi trường
- Những điều cần làm để tránh smartphone bị lây nhiễm mã độc
- Gần 2 tháng về Việt Nam, iPhone 12 Pro Max vẫn liên tục "cháy hàng"