Cơ sở hạ tầng đường ống dầu khí trong chính sách năng lượng của Trung Quốc và lợi ích của Nga (phần II)

09:00 | 10/04/2021

784 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã tích cực phát triển cơ sở hạ tầng đường ống như là một phần quan trọng trong đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Phần II - Cơ sở hạ tầng đường ống và lưu trữ khí đốt - yếu tố quan trọng nhất trong an ninh năng lượng của Trung Quốc

Cơ sở hạ tầng đường ống dầu khí trong chính sách năng lượng của Trung Quốc và lợi ích của Nga (phần II)
Hệ thống đường ống dẫn dầu và khí đốt của Trung Quốc

Tính đến cuối năm 2015, tổng chiều dài các đường ống dẫn khí ở Trung Quốc đạt khoảng 64.000 km; tổng chiều dài các đường ống dẫn dầu là 27.000 km và tổng chiều dài các đường ống dẫn sản phẩm dầu mỏ là 21.000 km. Quy mô cơ sở hạ tầng dầu khí như vậy được đánh giá là không đủ đối với nhu cầu tiêu thụ của thị trường nội địa Trung Quốc. Bên cạnh đó, sự thiếu hụt cơ sở hạ tầng dầu khí đã cản trở việc giải quyết vấn đề thiếu hụt tài nguyên năng lượng cho nền kinh tế. Do đó, phát triển các đường ống vận chuyển dầu và khí đốt được coi là một trong những chính sách chính nhằm đảm bảo an ninh năng lượng của Trung Quốc.

Sự phát triển hệ thống đường ống dẫn dầu và khí đốt ở Trung Quốc bị hạn chế bởi một số vấn đề, gồm vị trí địa lý không hợp lý, mức độ kết nối cơ sở hạ tầng thấp, hạn chế tiếp cận nguồn vốn tư nhân và thiếu kinh nghiệm trong xây dựng các cơ sở đường ống quy mô lớn.

Trung Quốc có một mạng lưới đường ống dẫn dầu phục vụ cho vận chuyển dầu thô từ các mỏ dầu đến cơ sở tinh chế với tổng chiều dài khoảng 11.000 km, cho phép vận chuyển 90% sản lượng dầu thô được khai thác trong nước. Mặc dù sản lượng dầu thô khai thác không tăng, nhưng độ phủ của mạng lưới đồng ống dẫn dầu ở một số địa phương là không đủ. Đáng lo ngại hơn là việc thiếu hụt cơ sở hạ tầng đường ống sẽ khiến Trung Quốc không thể tiếp nhận đầy đủ lượng khí đốt nhập khẩu đang ngày càng gia tăng.

Giới phân tích cho rằng, nguyên nhân của vấn đề là sự độc quyền trong việc tiếp cận cơ sở hạ tầng khí đốt của Trung Quốc, vốn thuộc sở hữu bởi ba tập đoàn dầu khí lớn nhất nước này gồm CNOOC, CNPC và Sinopec (2020). Ngoài ra, công ty con của CNPC là PetroChina cũng là chủ sở hữu cơ sở hạ tầng khí đốt lớn nhất Trung Quốc, đồng thời kiểm soát tất cả các dự án đường ống nhập khẩu khí đốt từ Trung Á, Myanmar và Nga.

Cơ sở hạ tầng đường ống dầu khí trong chính sách năng lượng của Trung Quốc và lợi ích của Nga (phần II)
Các đường ống dẫn khí đốt chính của Trung Quốc

Hệ thống đường ống khí đốt “Tây - Đông” kết nối cơ bản các nguồn tài nguyên phía tây bắc lưu vực Tarim - mỏ Chanqing (trữ lượng ước tính khoảng 750 tỷ m3) với các khu vực kinh tế ven biển phía đông của Trung Quốc. Dự án đường ống khí đốt “Tây - Đông 1” có chiều dài 6.400 km, công suất thiết kế đạt 17 tỷ m3/năm được hoàn thành vào năm 2004. Dự án đường ống “Tây - Đông 2” có công suất thiết kế 30 tỷ m3/năm được hoàn thành vào năm 2009. “Tây - Đông 2” cũng là dự án đường ống vận tải khí đốt quốc tế đầu tiên của Trung Quốc, kết nối nước này với khu vực Trung Á. Đến năm 2015, Trung Quốc tiếp tục đưa vào vận hành nhánh tiếp theo của hệ thống đường ống “Tây - Đông” với công suất 30 tỷ m3/năm để tiếp nhập khí đốt từ Turkmenistan, Kazakhstan và Uzbekistan.

Ngoài ra, phía Trung Quốc cũng đã lên kế hoạch thiết kế 2 nhánh tiếp theo của hệ thống đường ống này nhằm xây dựng một hệ thống vận tải khí đốt tích hợp. Hệ thống đường ống khí đốt “Đông - Tây” được coi là đường ống lớn nhất và là dự án phức hợp lớn nhất trong ngành công nghiệp khí đốt của Trung Quốc. Mục tiêu của dự án là phát triển các khu vực phía tây của nước này.

Trong thế kỷ XXI, Trung Quốc đã tăng cường sự hiện hiện trong trong ngành công nghiệp dầu khí của các nước Trung Á và bước đầu tiên trong chiến lược này là xây dựng đường ống dẫn khí đốt “Trung Á - Trung Quốc”, xuất phát từ biên giới giữa Turkmenistan và Uzbekistan, đi dọc theo lãnh thổ Uzbekistan, qua Kazakhstan và đi vào Khu tự trị Tân Cương, phía tây bắc Trung Quốc. Hệ thống đường ống này gồm 3 nhánh và bắt đầu hoạt động từ năm 2009. Các cuộc đàm phán về xây dựng nhánh đường ống thứ 4 (dự kiến đi từ Turkmenistan, qua Uzbekistan, Tajikistan, Kyrgyzstan đến khu vực tây bắc Trung Quốc) đã diễn ra trong hơn 6 năm. Tổng chiều dài của hệ thống đường ống “Trung Á- Trung Quốc” là 1.833 km với công suất thiết kế đạt 60 tỷ m3 khí/năm. Trong giai đoạn 2009 - 2019, hệ thống đường ống này đã vận chuyển 316 tỷ m3 khí đốt đến Trung Quốc.

Cơ sở hạ tầng đường ống dầu khí trong chính sách năng lượng của Trung Quốc và lợi ích của Nga (phần II)
Hệ thống đường ống “Trung Á- Trung Quốc” - một phần của sáng kiến “Vành đai, con đường”

Đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh năng lượng của Trung Quốc còn có đường ống dẫn dầu thô và khí đốt “Myanmar - Trung Quốc”. Đường ống này vận chuyển khí đốt được khai thác ở Biển Andaman (Myanmar), công suất thiết kế đạt 12 tỷ m3 khí/năm và được vận hành từ năm 2013. Đường ống dẫn dầu từ Myanmar đến Trung Quốc bắt đầu hoạt động từ tháng 4/2017. Dầu thô từ Azerbaijan thông qua đường ống vận chuyển Baku - Tbilisi - Ceyhan được tải lên tàu chở dầu ở Thổ Nhĩ Kỳ trước khi đến điểm tiếp nhận ở Myanmar. Đường ống dẫn dầu này nằm trong khuôn khổ sáng kiến “Vành đai, Con đường”, giúp Trung Quốc tránh phải sử dụng eo biển Malacca và rút ngắn đáng kể quãng đường vận tải trên biển. Chiều dài của đường ống là 771 km, công suất thiết kế đạt 22 triệu tấn dầu/năm.

Cơ sở hạ tầng đường ống dầu khí trong chính sách năng lượng của Trung Quốc và lợi ích của Nga (phần II)
Đường ống dẫn dầu thô và khí đốt “Myanmar - Trung Quốc”

Năm 2017, Chương trình phát triển hệ thống đường ống dầu khí quốc gia trong trung và dài hạn của Trung Quốc đã được Ủy ban Cải cách và phát triển nhà nước Trung Quốc đề xuất. Tính đến năm 2020, tổng chiều dài đường ống dẫn dầu thô, khí đốt và xăng dầu ở nước này đã tăng lên 169.000 km, bao gồm 32.000 km đường ống dẫn dầu, 33.000 km đường ống dẫn xăng dầu và 104.000 km đường ống dẫn khí. Đến năm 2025, tổng chiều dài các đường ống dầu khí của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng lên 240.000 km, bao gồm: 37.000 km đường ống dẫn dầu, 40.000 km đường ống dẫn xăng dầu và 163.000 km đường ống dẫn khí. Tính đến năm 2020, tất cả các tỉnh thành, khu vực tự trị và các thành phố trực thuộc trung ương đã được kết nối với hệ thống đường ống dẫn khí và xăng dầu.

Một trong những định hướng chính trong phát triển thị trường khí đốt của Chính phủ Trung Quốc là tự do hóa thị trường khí đốt và phát triển các thành phần cơ sở hạ tầng khí đốt. Định hướng này khá giống với các quy định của EU trong Gói năng lượng thứ ba với trọng tâm là phân chia các công ty khí đốt thành các công ty khai thác và vận chuyển, đồng thời tạo điều kiện cho bên thứ ba truy cập vào cơ sở hạ tầng khí đốt. Kế hoạch được các cơ quan chức năng của Trung Quốc triển khai và đạt được một số kết quả như một số tiến bộ đạt được trong việc mở cửa các cảng LNG. Tuy nhiên, các thiết bị đầu cuối LNG không có trong lĩnh vực đường ống. Việc cải thiện khả năng tiếp cận các đường ống dẫn khí đốt chính là cần thiết để hỗ trợ cạnh tranh tự do và góp phần gia tăng nguồn cung khí đốt cho thị trường nội địa.

Về dự trữ khí đốt, tính đến cuối năm 2017, Trung Quốc có 25 kho chứa khí ngầm với tổng công suất thiết kế đạt 41,5 tỷ m3. Tuy nhiên, các cơ sở dự trữ khí ngầm này không đủ để đối phó với nhu cầu cao trong tiêu thụ khí đốt của Trung Quốc. Tổng lượng khí dự trữ trong các kho ngầm chỉ chiếm tỷ lệ 4% tổng lượng khí đốt tiêu thụ của nước này (năm 2018 là 280,3 tỷ m3), thấp hơn nhiều so với mức trung bình của thế giới là 12%. Để so sánh, tỷ lệ này ở Đức là 25%, ở Italia là 33%.

Xem tiếp Phần III - Lợi ích của Nga

Viễn Đông

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 81,500 ▼500K 83,700 ▼300K
AVPL/SJC HCM 81,500 ▼500K 83,700 ▼300K
AVPL/SJC ĐN 81,500 ▼500K 83,700 ▼300K
Nguyên liệu 9999 - HN 73,100 ▼350K 74,050 ▼350K
Nguyên liệu 999 - HN 73,000 ▼350K 73,950 ▼350K
AVPL/SJC Cần Thơ 81,500 ▼500K 83,700 ▼300K
Cập nhật: 25/04/2024 12:45
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 73.000 74.800
TPHCM - SJC 82.300 84.300
Hà Nội - PNJ 73.000 74.800
Hà Nội - SJC 82.300 84.300
Đà Nẵng - PNJ 73.000 74.800
Đà Nẵng - SJC 82.300 84.300
Miền Tây - PNJ 73.000 74.800
Miền Tây - SJC 81.700 ▼800K 84.000 ▼500K
Giá vàng nữ trang - PNJ 73.000 74.800
Giá vàng nữ trang - SJC 82.300 84.300
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 73.000
Giá vàng nữ trang - SJC 82.300 84.300
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 73.000
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 72.900 73.700
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 54.030 55.430
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 41.870 43.270
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 29.410 30.810
Cập nhật: 25/04/2024 12:45
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,275 ▼45K 7,490 ▼35K
Trang sức 99.9 7,265 ▼45K 7,480 ▼35K
NL 99.99 7,270 ▼45K
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,250 ▼45K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,340 ▼45K 7,520 ▼35K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,340 ▼45K 7,520 ▼35K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,340 ▼45K 7,520 ▼35K
Miếng SJC Thái Bình 8,180 ▼60K 8,380 ▼60K
Miếng SJC Nghệ An 8,180 ▼60K 8,380 ▼60K
Miếng SJC Hà Nội 8,180 ▼60K 8,380 ▼60K
Cập nhật: 25/04/2024 12:45
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 81,700 ▼800K 84,000 ▼500K
SJC 5c 81,700 ▼800K 84,020 ▼500K
SJC 2c, 1C, 5 phân 81,700 ▼800K 84,030 ▼500K
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 73,000 ▼100K 74,700 ▼200K
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 73,000 ▼100K 74,800 ▼200K
Nữ Trang 99.99% 72,800 ▼100K 73,900 ▼200K
Nữ Trang 99% 71,168 ▼198K 73,168 ▼198K
Nữ Trang 68% 47,907 ▼136K 50,407 ▼136K
Nữ Trang 41.7% 28,469 ▼84K 30,969 ▼84K
Cập nhật: 25/04/2024 12:45

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,095.55 16,258.14 16,779.72
CAD 18,066.09 18,248.58 18,834.02
CHF 27,070.48 27,343.92 28,221.15
CNY 3,431.82 3,466.48 3,578.23
DKK - 3,577.53 3,714.53
EUR 26,481.22 26,748.71 27,933.23
GBP 30,827.96 31,139.35 32,138.35
HKD 3,160.58 3,192.50 3,294.92
INR - 303.87 316.02
JPY 158.45 160.06 167.71
KRW 15.94 17.71 19.32
KWD - 82,205.72 85,492.23
MYR - 5,253.88 5,368.47
NOK - 2,265.78 2,361.97
RUB - 261.72 289.72
SAR - 6,750.57 7,020.45
SEK - 2,288.25 2,385.40
SGD 18,184.25 18,367.93 18,957.20
THB 604.07 671.19 696.90
USD 25,137.00 25,167.00 25,477.00
Cập nhật: 25/04/2024 12:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,233 16,333 16,783
CAD 18,252 18,352 18,902
CHF 27,247 27,352 28,152
CNY - 3,456 3,566
DKK - 3,587 3,717
EUR #26,664 26,699 27,959
GBP 31,192 31,242 32,202
HKD 3,161 3,176 3,311
JPY 159.46 159.46 167.41
KRW 16.6 17.4 20.2
LAK - 0.89 1.25
NOK - 2,267 2,347
NZD 14,803 14,853 15,370
SEK - 2,280 2,390
SGD 18,165 18,265 18,995
THB 628.99 673.33 696.99
USD #25,123 25,123 25,433
Cập nhật: 25/04/2024 12:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,175.00 25,177.00 25,477.00
EUR 26,671.00 26,778.00 27,961.00
GBP 31,007.00 31,194.00 32,152.00
HKD 3,181.00 3,194.00 3,297.00
CHF 27,267.00 27,377.00 28,214.00
JPY 159.70 160.34 167.58
AUD 16,215.00 16,280.00 16,773.00
SGD 18,322.00 18,396.00 18,933.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18,215.00 18,288.00 18,819.00
NZD 14,847.00 15,342.00
KRW 17.67 19.30
Cập nhật: 25/04/2024 12:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25125 25125 25477
AUD 16271 16321 16824
CAD 18292 18342 18798
CHF 27437 27487 28049
CNY 0 3458.9 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3540 0
EUR 26860 26910 27621
GBP 31315 31365 32018
HKD 0 3140 0
JPY 160.88 161.38 165.89
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.6 0
LAK 0 1.0381 0
MYR 0 5445 0
NOK 0 2260 0
NZD 0 14841 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18404 18454 19016
THB 0 641.5 0
TWD 0 779 0
XAU 8180000 8180000 8370000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 25/04/2024 12:45