Những gương sáng thầm lặng vì cộng đồng:

Chuyện về người cựu binh trông coi hơn 1.700 phần mộ liệt sĩ

06:23 | 29/11/2020

110 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Từng là chiến sĩ, rồi tham gia xây dựng thủy điện, ông Nguyễn Văn Quản dành phần đời còn lại cho "công việc tâm linh" tại Quảng Trị, chăm sóc mộ phần của những đồng đội đã ngã xuống vì Tổ quốc.

Hai phần ba cuộc đời cống hiến

Tâm sự với PV Dân trí, ông Nguyễn Văn Quản (56 tuổi) - Phó Trưởng, Ban quản lý Nghĩa trang Quốc gia Đường 9 và Đón tiếp thân nhân liệt sĩ (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Trị), kể: "Có những người nhà của liệt sĩ, có lẽ vì họ quá mong mỏi tìm được máu mủ của mình, nên nhiều khi họ nóng vội, sốt sắng. Có đêm, nhiều anh em nghĩa trang phát hiện có người lạ thập thò bên ngoài nghĩa trang với những dụng cụ đào bới…".

Ông Quản đã phải ra can ngăn, giải thích cho họ hiểu, thuyết phục có khi hàng giờ họ mới rời đi: "Mỗi lần như vậy, tôi không tức giận, mà cảm thông cho họ là đằng khác. Ai dám bảo đảm rằng, người thân của mình như thế, ai không sốt ruột".

Những ngày cuối tháng 11 này, ông Quản vui mừng được ra Hà Nội tham dự lễ tuyên dương "Những tấm gương sáng thầm lặng vì cộng đồng". Chương trình do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức.

Chuyện về người cựu binh trông coi hơn 1.700 phần mộ liệt sĩ - 1
Ông Nguyễn Văn Quản vinh dự được Thủ tướng Chính phủ xét tặng bằng khen về điển hình tiên tiến, có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực an sinh xã hội và tích cực tham gia hoạt động vì cộng đồng

Với đóng góp thầm lặng trong gần 25 năm qua, ông Quản đã được Thủ tướng Chính phủ xét tặng bằng khen về điển hình tiên tiến, có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực an sinh xã hội và tích cực tham gia hoạt động vì cộng đồng.

Suốt từ thời trai trẻ làm anh chiến sĩ đóng quân ở tỉnh Hòa Bình, rồi tham gia xây dựng thủy điện tại đó. Sau đó là "công việc tâm linh"… hai phần ba quãng đời ông Quản đi cùng đồng đội chiến đấu, xây dựng quê hương, đất nước Việt Nam.

Sau khi giải ngũ, ông trở về quê hương tại thành phố Đông Hà (tỉnh Quảng Trị) công tác tại Xí nghiệp gỗ xuất khẩu. Năm 1995, nghĩa trang Liệt sĩ Đường 9 khởi công xây dựng. Ông Quản chuyển sang làm việc tại nơi này từ đó đến bây giờ.

"Tôi thương cảm những chàng trai năm xưa hi sinh quên thân mình giữ gìn độc lâp, non sông, Tổ quốc. Vì thế mà chúng ta mới có ngày hôm nay. Chính vì lẽ đó, tôi đăng ký tham gia việc chăm sóc bia mộ liệt sĩ. Đồng thời tiếp đón thân nhân đến thăm viếng cũng như tìm kiếm thông tin máu mủ của mình" - ông chia sẻ.

Chuyện về người cựu binh trông coi hơn 1.700 phần mộ liệt sĩ - 2
Gần 25 năm qua ông Nguyễn Văn Quản vẫn miệt mài chăm sóc mộ liệt sĩ nơi mảnh đất Đông Hà đầy nắng và gió (ảnh NVCC)

Đau đáu với đồng đội đã ngã xuống

Tuy nhiệm vụ chính là thế, nhưng ông cùng đồng nghiệp phải trải qua nhiều nỗi gian truân vất vả: Những công việc không tên. "Chúng tôi lo làm sao hết việc, chứ không phải hết giờ như người ta", ông cười vui vẻ.

Ngày ngày, ông trực tiếp chăm lo cho 1.700 phần mộ liệt sĩ: Hương khói, chăm sóc cây cảnh, không cho ai vào xâm hại nghĩa trang, nhắc nhờ người dân không thả trâu bò, tiếp đón thân nhân, tìm giúp họ vị trí mộ cần tìm…

Khi có những đoàn học sinh đến thăm viếng, ông vui vẻ nói chuyện với các cháu về những năm tháng ác liệt trên dòng sông Thạch Hãn huyền thoại những năm đầu thập niên 70, thế kỷ trước; gợi lên truyền thống đấu tranh của quân đội và nhân dân ta, về sự hy sinh cao cả của các anh hùng liệt sĩ.

Chuyện về người cựu binh trông coi hơn 1.700 phần mộ liệt sĩ - 3
Ngiã tramg Quốc gia Đường 9, nơi ông Quản thâm lặng vì những anh hùng liệt sĩ suốt 25 năm qua (ảnh Trường Giang)

Ông Nguyễn Văn Quản tâm sự rằng: "Ở nghĩa trang hay có những đàn chim bồ câu sà xuống lối đi. Hình ảnh đó, khiến ông liên tưởng đến biểu tượng của sự khát khao hòa bình - nơi con người cùng nhau tạo thành một khối tình ái hữu, đoàn kết dân tộc.

Hiện nay, tại nghĩa trang Liệt sĩ Đường 9 có tới trên 6.000 mộ liệt sĩ chưa xác định được thông tin. Ông thường phối hợp, hỗ trợ Cục Người có Công tìm kiếm những manh mối (dù là nhỏ nhất), đặng giúp việc xác định được diễn ra thuận lợi.

"Dù manh mối là chưa đủ, hay là những lần tìm kiếm thất bại, tôi vẫn lưu trữ hồ sơ cẩn thận. Tôi tin rằng tương lai, khi người ta cần tìm lại, những thứ này sẽ giúp được rất nhiều. Mỗi lần nhìn thấy những người mẹ, người vợ, người con trào nước mắt khi tìm thấy hài cốt người thân, tôi cũng hạnh phúc vô cùng", ông nói.

Được lãnh đạo Đảng, Nhà nước tạo điều kiện ra thăm thủ đô Hà Nội, được Thủ tướng Chính phủ tuyên dương, tặng bằng khen vì những đóng góp lặng thầm của mình, ông Quản cảm thấy xúc động, vinh dự và tự hào hơn về công việc mình đã làm.

"Có lần một gia đình ở Bắc Giang, đã đi lại đến cả chục lần với hy vọng tìm được phần mộ người thân, nhìn người mẹ liệt sĩ hy sinh khóc mong mỏi chờ tin con tôi đau xót vô cùng tôi hỗ trợ họ nơi ăn chốn ở, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, cuối cùng gia đình cũng tìm được phần mộ người thân tại nghĩa trang ", ông Quản bày tỏ.

Mỗi một liệt sĩ được gia đình đón về quê hương, ông lại tự hứa sẽ cố gắng đóng góp một phần nhỏ bé để liệt sĩ nào cũng được trở về quê hương.

Tôn vinh những cá nhân tiêu biểu vì cộng đồng

Với những cố gắng và nỗ lực không ngừng nghỉ, ông Nguyễn Văn Quản vinh dự là 1 trong 50 cá nhân tiêu biểu được Bộ LĐ-TB&XH xét duyệt và đề nghị Thủ tướng Chính phủ xét tặng Bằng khen về điển hình tiên tiến, có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực an sinh xã hội và tích cực tham gia hoạt động vì cộng đồng tại Lễ tuyên dương "Những tấm gương sáng thầm lặng vì cộng đồng".

Lễ tuyên dương đã diễn ra vào lúc 15h ngày 28/11 tại Hà Nội. Trước đó, các cá nhân tiêu biểu được tôn vinh có buổi gặp gỡ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và vào Lăng viếng Bác.

Theo Dân trí

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

(PetroTimes) - Lễ hội Holi của người Hindu, còn được gọi là Lễ hội Màu sắc, báo trước sự khởi đầu của mùa xuân.