Chủ nghĩa thực chứng giúp châu Âu “đè” COVID-19?

08:56 | 30/08/2021

986 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
“Zero COVID-19” đã thất bại tại Australia, New Zealand càng chứng minh cho một tiên đoán khoa học hồi năm ngoái của Viện sĩ Nga.
Italy đã khôi phục hầu hết các hoạt động
Italy đã khôi phục hầu hết các hoạt động

Cuốn sách “Hành trình về Phương Đông” do Giáo sư Spalding thuộc Hội khoa học Hoàng gia Anh chấp bút từ những điều tai nghe mắt thấy tại xứ sở huyền bí Ấn Độ. Nội dung của nó bị ém nhẹm một thời gian dài, vì người Âu châu không tin rằng, ngoài khoa học thực nghiệm còn có sự vận động nào vượt ra ngoài các định luật vật lý.

Nếu thừa nhận các hiện tượng siêu nhiên từ giới thiền sư đất Ấn, có nghĩa là người châu Âu tự phủ nhận hầu hết thành quả nghiên cứu, phát minh trong khoa học tự nhiên!? Cũng có nghĩa là tự bác bỏ niềm tự hào, giảm đi sức hút và tầm ảnh hưởng của họ trên toàn cầu.

Đoàn khoa học gia tinh túy nhất của Anh đa số bỏ sự nghiệp nghiên cứu khoa học, mất niềm tin vào khoa học thực nghiệm, họ ở lại Ấn Độ đi theo tiếng gọi quyến rũ của thiền hy vọng khai mở quan năng đặc biệt. Spalding trở về cố quốc công bố những câu chuyện làm dậy sóng dư luận ở thập niên 50.

Cuốn sách sau đó được công bố và dịch ra nhiều thứ tiếng, độc giả kẻ ngờ người tin, cả bán tín bán nghi. Có điều, hàng loạt hiện tượng siêu lạ lùng của người Ấn Độ vẫn không thể làm sụp đổ hàng loạt khoa học thực nghiệm và chủ nghĩa thực chứng của phương Tây.

Khi dịch COVID-19 lan rộng, người Ấn rơi vào thảm họa nhân đạo, một bộ phận tin vào “thế giới bên kia” có thể giúp họ vượt qua đại nạn, nặn ra “thần corona”, tắm nước sông Hằng,…

Còn ở châu Âu, dịch bệnh rất nghiêm trọng, họ có 2 tháng quan sát ở Vũ Hán và tức tốc nghiên cứu vaccine. Cho đến nay những thành tựu tốt nhất trong khoa học Y học, cũng như nghiên cứu dự báo tình hình dịch bệnh đều xuất phát từ châu Âu và Mỹ.

Nói về vaccine, hàng của Mỹ, Anh, Đức chất lượng và đa dạng nhất hiện nay, cũng là món hàng viện trợ, thương mại nhận được nhiều mong đợi nhất. Các nước châu Âu cũng là nơi đầu tiên nảy sinh ý tưởng “Hộ chiếu vaccine kỹ thuật số”.

Giáo sư Sarah Gilbertp/- người đứng sau thành công của vaccine AstraZeneca
Giáo sư Sarah Gilbert - người đứng sau thành công của vaccine AstraZeneca

Sáng kiến COVAX cũng xuất phát từ châu Âu cung cấp miễn phí vaccine thông qua cơ chế phân phối bình đẳng đến 100 quốc gia thu nhập thấp với mục tiêu cung cấp 2 tỷ liều trong năm 2021. Một số quan chức EU đang đề xuất giảm bớt rườm rà sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ vaccine cho các nước nghèo.

“Zero COVID-19” đã thất bại tại Australia, New Zealand càng chứng minh cho một tiên đoán khoa học hồi năm ngoái của Viện sĩ Nga, Vitaliy Zverev “loài người sẽ chung sống vĩnh viễn với virus Corona, có thể lây nhiễm cho 70% dân số thế giới”.

Sau hai năm dốc toàn lực chiến đấu, tổng cộng 4 đợt dịch lớn cách nhau vài tháng, quan điểm của nhiều quốc gia đã thay đổi. Từ phong tỏa chặt, cách ly triệt để, hy vọng đánh nhanh, thắng nhanh đến dần dà mở cửa, chấp nhận thực tế phải chung sống với COVID-19.

Châu Âu, Mỹ là nơi dịch đến muộn, thiệt hại nặng nhưng xem ra họ một lần nữa tiên phong chung sống với đại dịch. Tại Đức, Italy mọi thứ gần như trở lại trạng thái bình thường, nước Anh đã mở cửa hơn 1 tháng nay, vẫn lây nhiễm, hệ thống y tế vẫn căng hết sức.

Xem ra, phương Tây chấp nhận trở thành “phòng thí nghiệm khổng lồ”, nếu thành công - họ chắc chắn một lần nữa đi trước nhân loại một bước, chủ nghĩa thực chứng và khoa học thực nghiệm cho thấy sự kỳ diệu của nó. Nếu không thành công, hoặc gọi là thất bại cũng là bài học kinh nghiệm quý giá cho các nước khác trong công cuộc chống dịch.

"Lục địa già" chưa già chút nào, họ vẫn năng động, trẻ trung, táo bạo và sáng tạo như một đặc trưng vốn có của nơi sinh ra chủ nghĩa tư bản.

Thực tế cho thấy, khoa học thực nghiệm và chủ nghĩa thực chứng chưa bao giờ lung lay, kể cả cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 hay cuộc chiến chống COVID-19 ngày càng cho thấy chỉ có dựa vào khoa học mới có thể trở lại trạng thái bình thường.

Theo Diễn đàn doanh nghiệp

Đấu giá thời trang thu về gần 2,7 tỷ đồng góp vào quỹ chống dịch Covid-19Đấu giá thời trang thu về gần 2,7 tỷ đồng góp vào quỹ chống dịch Covid-19
Sách điện tử cho bệnh viện dã chiến, khu cách ly Covid-19Sách điện tử cho bệnh viện dã chiến, khu cách ly Covid-19
Phát hiện biến chủng SARS-CoV-2 mới đáng quan tâm ở Nam PhiPhát hiện biến chủng SARS-CoV-2 mới đáng quan tâm ở Nam Phi

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc