Chính trường Afghanistan chia năm xẻ bảy
![]() |
Hai ứng viên tổng thống Afghanistan |
Ngày 18/2, sau khi kết quả cuộc bầu cử tổng thống được công bố muộn hơn 4 tháng rưỡi so với dự kiến, mỗi bên tuyên bố thành lập chính phủ riêng. Theo Ủy ban bầu cử độc lập của Afghanistan, ông Ashraf Ghani, đương kim tổng thống giành được 50,64% phiếu bầu, tiếp theo là cựu Phó Tổng thống Abdullah Abdullah, với 39,52%. Ông Abdullah đã từ chối kết quả này và tuyên bố sẽ thành lập chính phủ riêng. Taliban cũng từ chối kết quả bầu cử này nhưng không nói rõ là ủng hộ ai trong số hai ứng viên trên.
Những diễn biến này cho thấy Afghanistan đang đối mặt với nhiều nguy cơ bất ổn mới. Cuộc tranh chấp Ghani-Abdullah có thể thêm vào nhiều thách thức mà Afghanistan phải đối mặt, bao gồm cả những thách thức liên quan đến tiến trình hòa bình.
Một cuộc khủng hoảng chính trị tiềm tàng ở Afghanistan xuất hiện khi Mỹ và Taliban tiến gần một thỏa thuận dự kiến ký ở Doha vào ngày 23/2. Theo giới quan sát, thỏa thuận được Mỹ và Taliban thảo luận bao gồm 4 vấn đề chính, đó là Taliban đảm bảo sẽ không để cho các nhóm khủng bố và thánh chiến sử dụng Afghanistan làm nơi ẩn náu nhằm tiến hành các vụ tấn công; các lực lượng của Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) dần dần rút quân ra khỏi Afghanistan và hoàn tất trong thời hạn 18 tháng; tiến hành đối thoại hòa bình giữa tất cả các bên ở Afghanistan và đạt được thỏa thuận ngừng bắn vĩnh viễn.
Ông Ghani cũng đang tìm cách đàm phán với Taliban. Nỗ lực đó có thể đã bị sa lầy trong cuộc tranh luận chính trị và tranh chấp quyền lực với ông Abdullah.
![]() |
![]() |
Nh.Thạch
AFP
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng
-
Thủ tướng: "Ai làm tốt thì giao việc"
-
Thủ tướng: 3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm
-
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thông điệp chính sách tại Hội nghị P4G Việt Nam 2025