Chính sách năng lượng đóng vai trò quan trọng đối với bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới
Chương trình tranh cử của Joe Biden trong lĩnh vực năng lượng đối lập với chính sách năng lượng hiện nay. Cụ thể, ứng cử viên Đảng Dân chủ đưa ra các tiêu chí sau:
1. Cam kết tham gia lại thỏa thuận hạt nhân Iran và Thỏa thuận khí hậu Paris;
2. Hứa đầu tư 2.000 tỷ USD vào năng lượng xanh nhằm đạt mức trung hòa phát thải khí hiệu ứng nhà kính vào năm 2050, đẩy nhanh quá trình điện hóa ngành giao thông vận tải và trung hòa khí thải ngành điện đến năm 2035. Khoản đầu tư này sẽ tạo ra đủ việc làm mới để bù đắp suy thoái ngành dầu khí.
![]() |
Chính sách năng lượng rất quan trọng đối với cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới và kết quả của nó sẽ ảnh hưởng đến tương lai của trái đất đến năm 2030 nói chung và ngành năng lượng của Mỹ, thế giới nói riêng.
Mỹ hiện tiêu thụ khoảng 1/6 năng lượng thế giới. Nghiên cứu gần đây của đại học California tại Berkeley cho thấy, nếu thay đổi chính sách mạnh mẽ, Mỹ hoàn toàn có thể giảm thiểu 90% khí thải ngành điện vào năm 2035 với chi phí 1.700 tỷ USD và sẽ tiết kiệm được 1.200 tỷ USD chi phí bảo vệ môi trường và chăm sóc sức khỏe đến năm 2050.
Tuy nhiên, đối thủ của Biden cho rằng đầu tư 2.000 tỷ USD vào năng lượng xanh không đủ bù đắp, vẫn đe dọa hàng chục nghìn việc làm ngành dầu khí. Ngoài ra, kế hoạch năng lượng của Biden sẽ thay đổi hoàn toàn chính sách đối ngoại tại Trung Đông, chính sách kìm hãm, đối đầu, chạy đua với Trung Quốc, và như vậy, khả năng giành chiến thắng của ứng cử viên Biden được đánh giá là không cao.
![]() |
![]() |
Viễn Đông
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng
-
Thủ tướng: "Ai làm tốt thì giao việc"
-
Thủ tướng: 3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm
-
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thông điệp chính sách tại Hội nghị P4G Việt Nam 2025