Chỉ số hài lòng của người dân với cơ quan hành chính đạt trên 78%
Theo Công văn số 1900/UBND-NC mới thông báo, UBND TP Hà Nội đã nhất trí thông qua báo cáo kết quả khảo sát, đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ hành chính của các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố năm 2020 của Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội.
![]() |
Công tác cải cách hành chính của TP Hà Nội có nhiều chuyển biến tích cực (ảnh minh họa) |
Việc khảo sát được thực hiện tại 20 sở, cơ quan tương đương sở, 30 quận, thị xã của thành phố được xác định dựa trên 5 yếu tố thành phần: Yếu tố tiếp cận dịch vụ; yếu tố thủ tục hành chính; yếu tố công chức giải quyết; yếu tố kết quả giải quyết và yếu tố tiếp nhận, xử lý các góp ý, phản ánh, kiến nghị.
Kết quả đo lường chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước khối quận, huyện, thị xã thuộc thành phố năm 2020 đạt chỉ số trung bình là 81,32%. Trong đó, nhóm đơn vị đạt chỉ số hài lòng trung bình cao (trên 90%) gồm: Mỹ Đức 99,90%, Thanh Oai 97,30%, Phú Xuyên 95,39%, Chương Mỹ 95,31%, Sơn Tây 91,68%, Hoài Đức 91,37%; nhóm đơn vị đạt chỉ số hài lòng trung bình (dưới 70%) gồm: Hà Đông 67,14%, Sóc Sơn 68%, Phúc Thọ 69,46%, Đông Anh 69,66%.
Tổng hợp kết quả đo lường chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước khối sở và các cơ quan tương đương sở thuộc thành phố năm 2020 đạt chỉ số trung bình là 78,56%.
Trong đó, có 1/20 đơn vị thuộc khối sở và các cơ quan tương đương sở đạt chỉ số hài lòng trung bình cao (trên 90%) là Sở Nội vụ đạt 91,56%; 7 đơn vị đạt chỉ số hài lòng trên 80% gồm: Sở NN&PTNT 87,04%, Sở Giáo dục và Đào tạo 86,16%, Sở Công Thương 86,02%, Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội 83,42%, Sở Tư pháp 83,14%, Sở Du lịch 82,83%, Sở Khoa học và Công nghệ 81,45%. Hai đơn vị đạt chỉ số hài lòng trung bình dưới 70% gồm: Sở Kế hoạch và Đầu tư 65,54%, Sở Thông tin và Truyền thông 69,40%.
Có thể nói, trong những năm qua, Hà Nội đã có nhiều nỗ lực trong công tác cải cách hành chính. Trong giai đoạn 2016-2020, thành phố đã xây dựng Chương trình công tác số 08 về “Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo bước chuyển mạnh về kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm, chất lượng phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ công chức”; ban hành kế hoạch cải cách hình chính hàng năm xác định rõ yêu cầu, cụ thể hóa các chỉ tiêu, nhiệm vụ tại kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2016-2020 của thành phố bảo đảm chất lượng, hiệu quả.
Chỉ số hài lòng đã tạo ra sự thay đổi nhận thức của các sở, ngành, các địa phương theo hướng không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ để người dân, tổ chức, doanh nghiệp ngày càng hài lòng hơn. Để thực hiện tốt công tác này thì vai trò, trách nhiệm người đứng đầu rất quan trọng. Các cơ quan hành chính thành phố đã ban hành các quy định về vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu trong công tác chỉ đạo, điều hành, tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đối thoại để làm cơ sở xem xét, đánh giá và xử lý, kỷ luật cán bộ, công chức trong trường hợp để xảy ra sai phạm hoặc chậm, muộn trong giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến người dân, tổ chức.
Minh Châu
-
Công bố kết quả PAR Index 2024: Hải Phòng dẫn đầu cả nước, toàn quốc duy trì đà tăng
-
Bộ Công Thương đứng đầu về chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp năm 2024
-
Bàn giải pháp phát triển thành phố thông minh, quản trị, điều hành linh hoạt trên dữ liệu
-
[PetroTimesTV] Lớp cán bộ chủ chốt công đoàn cấp tỉnh, thành phố, ngành Trung ương khảo sát, học tập mô hình quản trị tại Petrovietnam
-
Đại biểu Quốc hội đề nghị không áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng
-
Toàn cảnh lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Quảng trường Đỏ
-
Chủ tịch nước Lương Cường: Cải cách tư pháp phải gần dân, sát dân, bảo vệ dân
-
Hoàn thiện hành lang pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, thu hút đầu tư
-
Nga duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng