Cân nhắc kỹ trong chỉ định nhà đầu tư dự án sân bay Long Thành
Việc lựa chọn nhà đầu tư là nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm. Đa số đại biểu cho rằng, theo quy định của pháp luật hiện hành về đấu thầu thì việc lựa chọn nhà đầu tư dự án thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ. Nhiều ý kiến tán thành với việc Chính phủ có chủ trương chỉ đấu thầu trong nước, không mở thầu quốc tế với dự án này, nhằm bảo đảm an ninh - quốc phòng, đồng thời phát huy nội lực, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước tham gia đầu tư, phát triển.
![]() |
ĐBQH Hoàng Văn Cường (Hà Nội) |
Theo Tờ trình, Chính phủ đề xuất giao Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) là chủ đầu tư thực hiện 3/4 hạng mục chính của dự án, sau đó cho các cơ quan khai thác thuê lại hạng mục các công trình trụ sở cơ quan quản lý. Riêng hạng mục công trình phục vụ quản lý điều hành bay được đề xuất giao cho Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) trực tiếp đầu tư bằng vốn của doanh nghiệp.
Lý do đề nghị giao trực tiếp cho ACV làm chủ đầu tư hãng mục 1 vì ACV là đơn vị có lợi thế về kinh nghiệm đầu tư và quản lý cảng hàng không, có khả năng chủ động về vốn từ nguồn vốn tự có của doanh nghiệp và vốn vay các tổ chức tài chính quốc tế không cần nhà nước bảo lãnh. Quan trọng hơn việc chỉ định thầu sẽ giúp dự án tiết kiệm được thời gian 1,5 năm do không phải tổ chức đấu thầu chọn nhà đầu tư. Như vậy, dự án sẽ sớm được khởi công, kịp tiến độ dự kiến vào năm 2021.
Tuy nhiên, vẫn còn ý kiến khác nhau xoay quanh vấn đề này. Đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cho rằng, theo báo cáo giải trình thì ACV chỉ đáp ứng được 1/3 vốn cho dự án, còn hơn 2,6 tỷ USD phải đi huy động. “ACV là doanh nghiệp nhà nước sở hữu 95% số vốn, nếu có rủi ro gì thì Nhà nước vẫn phải gánh, chứ không thể nói không bảo lãnh thì không có trách nhiệm gì”, đại biểu Hoàng Văn Cường nêu rõ.
Cũng theo đại biểu Hoàng Văn Cường, chưa thể khẳng định chỉ ACV có kinh nghiệm và khả năng thu xếp vốn mới đầu tư được cảng hàng không. Xét về kinh nghiệm quản lý, điều hành cảng hàng không cũng như nguồn lực tài chính, ACV là đơn vị có nhiều ưu thế vượt trội nhưng không vì thế mà nói rằng không thể tìm được nhà đầu tư tư nhân nào khác có đủ khả năng để thực hiện dự án này.
"Chúng ta đã có rất nhiều dự án, nhiều thành công được ghi nhận chính từ những nhà đầu tư chưa từng có kinh nghiệm, chưa từng thực hiện những dự án tương tự. Dự án sân bay Vân Đồn là một ví dụ điển hình. Đó là dự án cảng hàng không đầu tiên được thực hiện với nguồn vốn hoàn toàn của tư nhân, thời gian đầu tư ngắn, tổng mức đầu tư không cao nhưng được trang bị kỹ thuật hiện đại, quy trình vận hành chuyên nghiệp vừa được bình chọn là sân bay mới của khu vực" - đại biểu nói.
Đại biểu Hoàng Văn Cường đề nghị, Chính phủ nên kêu gọi các tập đoàn tư nhân có năng lực, có mong muốn, nguyện vọng được cùng tham gia đầu tư. Dưới sự điều hành của Chính phủ, cầu nối dẫn dắt của ACV, đại biểu cho rằng sẽ thu nhận được các sáng kiến và sức mạnh vô biên đầu tư cho Long Thành. Bên cạnh đó, Nhà nước cần tuyển chọn đơn vị tư vấn tốt thiết kế thật chi tiết, hiện đại, chuẩn xác từ khâu khảo sát, thiết kế kỹ thuật đến khâu tính toán tổng mức đầu tư với các giải pháp kỹ thuật tốt nhất, hiện đại nhất, mang tính ổn định cao nhất với dự án này. Chính phủ cũng cần chủ động quy hoạch để phát triển khu vực Long Thành trở thành trung tâm kết nối trong khu vực, tránh để phát triển tự phát.
M.L
![]() |
![]() |
![]() |
-
[VIDEO] Petrovietnam và ACV ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện
-
Thêm 4 khu bảo trì máy bay trị giá hơn 2.750 tỷ đồng
-
Bộ GTVT ủng hộ triển khai tuyến đường sắt kết nối TP HCM với sân bay quốc tế Long Thành
-
Tin tức kinh tế ngày 5/9: Thúc đẩy kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Mỹ
-
"Cò" đất làm giá, thao túng thị trường
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng
-
Thủ tướng: "Ai làm tốt thì giao việc"
-
Thủ tướng: 3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm
-
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thông điệp chính sách tại Hội nghị P4G Việt Nam 2025