Bulgaria tê liệt vì người biểu tình phản đối giá nhiên liệu
Ở Sofia, một nghìn người biểu tình tụ họp trước trụ sở chính phủ, hô vang "Từ chức". Họ đi bộ qua trung tâm thành phố, ngăn chặn giao thông trên một số giao lộ chính.
"Làm thế nào chúng ta có thể bán xăng đắt như chúng ta đang ở Tây Ban Nha và Luxembourg khi chúng ta là quốc gia nghèo nhất trong Liên minh châu Âu", Ivan Naydenov, một tài xế taxi nói.
Giá xăng và dầu diesel vào ngày 11/11 khoảng 2,40 leva (1,2 EUR/lít). Mức giá này tăng 5% từ tháng Tám đến tháng Mười, ảnh hưởng tới số đông người Bulgaria, có mức lương trung bình là 575 euro.
Làn sóng chống đối giá nhiên liệu cao đang ngày càng lớn hơn tại Bulgaria, thậm chí người biểu tình kêu gọi chính phủ bảo thủ của Thủ tướng Boiko Borissov từ chức.
![]() |
Người dân Bulgaria biểu tình chống tình trạng giá nhiên liệu cao ngày 11/11/2018 |
Các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát đã diễn ra tại Bourgas, nơi dòng người biểu tình kéo dài hàng chục cây số, phong tỏa các lối vào của thành phố.
Ba đường cao tốc và nhiều con đường lớn khác đã bị đóng cửa trong nhiều giờ trong ngày 11/11, cản trở giao thông ở phía tây nam đến Hy Lạp, ở phía nam đến Thổ Nhĩ Kỳ và ở phía bắc của đất nước.
Công đoàn ngành cảnh sát Bulgaria đã ủng hộ các cuộc biểu tình trong một tuyên bố được công bố hôm Chủ Nhật.
Một thành viên chính phủ, Emil Dimitrov, hôm Chủ nhật đã cáo buộc phe đối lập xã hội chủ nghĩa đứng sau tổ chức các cuộc biểu tình thông qua mạng xã hội.
Giám đốc Hiệp hội các nhà phân phối dầu khí, Andrei Delchev, cho biết hôm 11/11 rằng giá nhiên liệu sẽ bắt đầu giảm, theo xu hướng trên thị trường quốc tế.
Bulgaria đánh thuế nhiên liệu thấp nhất ở EU, theo chính phủ.
![]() |
Nh.Thạch
AFP
-
Hàng loạt các thỏa thuận năng lượng giữa Mỹ và Ả Rập Xê-út
-
Vén màn mạng lưới bí ẩn đưa dầu Iran sang Trung Quốc, Mỹ bất ngờ ra tay
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 14/5: Lượng dầu thô của Ả Rập Xê-út chảy vào Trung Quốc cao kỷ lục
-
Đà phục hồi nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc: Lo hay mừng?
-
Mỹ muốn đầu tư 1.000 tỷ USD vào Ả Rập Xê Út giữa lúc căng thẳng leo thang