Bộ trưởng Trung Quốc – Tham nhũng, lạm quyền, bê bối tình dục (Phần cuối)

11:00 | 28/02/2015

2,324 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ngày 8-7-2013, Cựu Bộ trưởng Đường sắt Trung Quốc Lưu Chí Quân, 60 tuổi, đã bị TAND trung cấp số 2 Bắc Kinh tuyên án tử hình "treo" vì tội hối lộ và lạm quyền. Đây là phiên tòa xử tham nhũng lớn đầu tiên kể từ khi ông Tập Cận Bình trở thành Chủ tịch Trung Quốc vào tháng 3-2013.
bo truong trung quoc tham nhung lam quyen be boi tinh duc phan cuoi Bộ trưởng Trung Quốc – Tham nhũng, lạm quyền, bê bối tình dục (Phần 3)
bo truong trung quoc tham nhung lam quyen be boi tinh duc phan cuoi Bộ trưởng Trung Quốc – Tham nhũng, lạm quyền, bê bối tình dục (Phần 2)
bo truong trung quoc tham nhung lam quyen be boi tinh duc phan cuoi Bộ trưởng Trung Quốc – Tham nhũng, lạm quyền, bê bối tình dục (Phần 1)

Giải tán Bộ Đường sắt sau bê bối tham nhũng.

Bộ Đường sắt Trung Quốc quản lý 2,1 triệu công nhân, với hệ thống đường sắt lớn nhất và có tốc độ cao nhất trên thế giới. Tuy nhiên, từ năm 2007, bộ này bị nghi ngờ xuất hiện nhiều hiện tượng tham nhũng. Bắc Kinh sẽ bãi bỏ cơ quan điều hành ngành vận tải đường sắt quốc gia, với mục đích làm gọn nhẹ bộ máy chính quyền và cũng là một nỗ lực lớn để giải quyết tham nhũng.

bo truong trung quoc tham nhung lam quyen be boi tinh duc phan cuoi

Hệ thống đường sắt ở Trung Quốc được đánh giá là lớn nhất và có tàu tốc độ nhanh nhất thế giới

Với kế hoạch cải cách và thay đổi chức năng các cơ quan chính phủ được công bố, sẽ không còn tồn tại Bộ Đường sắt, phân tách việc quản lý hành chính đường sắt và kinh doanh vận tải đường sắt.

Năm 2011, Lưu Chí Quân, bộ trưởng Đường sắt khi đó, chính thức bị điều tra. Một nguồn tin làm việc tại bộ này tiết lộ cho Telegraph rằng giá tiền để có một suất công việc trong Bộ Đường sắt lên đến 14.000 USD. Bộ này thường có luật của riêng mình và đến tháng 8 năm ngoái, Bộ Đường sắt cho vận hành tòa án và sở cảnh sát riêng. Ngân quỹ của bộ này lớn hơn cả quân sách quốc phòng năm ngoái, ở mức 74 tỷ USD.

"Trong những năm trở lại đây, đường sắt có những phát triển nhảy vọt nhưng không kết nối trơn tru với các phương thức vận tải khác, và ngoài ra còn những vấn đề khác", ông Mã Khải, quan chức cấp cao trong đảng, người công bố thông tin tinh giản chính phủ, nói.

Ông cũng cho biết thêm, về tổng thể, phần lớn các công việc của chính phủ "chưa được thực hiện", hoặc "thực hiện cẩu thả vì sự lộng hành và tham nhũng", do đó một số khu vực cần phải tăng cường quản lý, trong khi một số khác cần phải tránh "quá nhiều người nấu trong một căn bếp". "Hệ thống hành chính còn nhiều khu vực không phù hợp với nhu vầu của tình hình mới và nhiệm vụ", ông nói thêm.

Bộ đường sắt của Trung Quốc đã bị giải thể hồi đầu năm nay. Các chức năng quản lý của cơ quan này được chuyển giao cho Bộ Giao thông, trong khi vai trò thương mại được bàn giao cho một Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc mới được thành lập.

Tử hình “treo” Cựu Bộ trưởng

Cựu Bộ trưởng Đường sắt Trung Quốc Lưu Chí Quân, 60 tuổi, ngày 8-7-2013 đã bị TAND trung cấp số 2 Bắc Kinh tuyên án tử hình "treo" vì tội hối lộ và lạm quyền. Đây là phiên tòa xử tham nhũng lớn đầu tiên kể từ khi ông Tập Cận Bình trở thành Chủ tịch Trung Quốc vào tháng 3-2013.

Mức án dành cho Lưu Chí Quân gồm: tử hình vì tội nhận hối lộ, 10 năm tù giam vì lạm dụng chức quyền, cấm tham gia các hoạt động chính trị suốt đời và tịch thu toàn bộ tài sản cá nhân.

Theo tòa án, tội nhận hối lộ và lạm dụng chức quyền của Lưu Chí Quân rất rõ ràng và "đặc biệt nghiêm trọng". Tuy nhiên, theo một bài viết đăng trên blog chính thức của Tân Hoa Xã, Lưu Chí Quân được hoãn thi hành án 2 năm nhờ thành khẩn khai báo. Ông Lưu tỏ ra hối hận và nhận hết tội.

Theo hệ thống pháp luật Trung Quốc, án tử hình "treo" thường được chuyển thành tù chung thân sau đó. Luật sư của Lưu Chí Quân cho biết thân chủ của ông có thể sẽ không kháng cáo.

Truyền thông địa phương cho biết vụ bê bối của Lưu Chí Quân dính líu đến số tiền tham nhũng 130 triệu USD. Theo cáo trạng, ông đã lợi dụng chức vụ giúp 11 người thăng quan tiến chức hoặc giành được hợp đồng dự án để đổi lấy khoản "lại quả" 10,5 triệu USD trong giai đoạn 1986 - 2011.

Cáo trạng nhấn mạnh Lưu Chí Quân đã "gây thất thoát một lượng lớn tiền của nhân dân cũng như ảnh hưởng đến lợi ích của đất nước và người dân". Báo chí Trung Quốc nhận định việc bắt giữ nữ doanh nhân Đinh Vũ Tâm, Chủ tịch Tập đoàn Quản lý đầu tư Bác Hựu Bắc Kinh, vào tháng 1-2011 đã giúp ích rất nhiều trong việc phanh phui những sai phạm của Lưu Chí Quân.

Theo bản cáo trạng, khi còn làm Bộ trưởng Đường sắt, ông Lưu đã tìm kiếm lợi ích cho người khác bằng cách lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình, đồng thời nhận những ưu đãi tài chính lớn từ người khác.

bo truong trung quoc tham nhung lam quyen be boi tinh duc phan cuoi

Lưu Chí Quân tại tòa án trong phiên xét xử.

Ông Lưu thực hiện các hành động bất chính để thu lợi cá nhân và lạm dụng quyền lực dẫn tới thiệt hại lớn về tài sản công cũng như về lợi ích của nhà nước và nhân dân, cáo trạng viết. Với “các trường hợp đặc biệt nghiêm trọng” như vậy, ông Liu phải bị xử lý hình sự tội nhận hối lộ và lạm dụng quyền lực.

Việc trải kinh phí tràn lan cho hệ thống đường sắt cao tốc đã khiến ngành đường sắt TQ nợ đầm đìa. Lưu làm Bộ trưởng đường sắt, vào thời điểm hàng triệu NDT bị lãng phí hay bị biển thủ. Ngành đường sắt của Trung Quốc đã đối mặt với không ít vấn đề nghiêm trọng trong vài năm qua, bao gồm những khoản nợ lớn từ việc đầu tư vào các tuyến đường sắt cao tốc mới cùng những hoạt động gây lãng phí và gian lận.

Ông Lưu bị cách chức hồi tháng 2-2011. Từ vụ tham nhũng, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trong và sự sa đọa của vị Bộ trưởng đường sắt trong 1 thập niên qua, chính quyền cho biết sẽ mở cửa ngành đường sắt cho đầu tư tư nhân với quy mô chưa từng có trước đây.

Trong khi vụ việc thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận vào thời điểm bị phanh phui, nó đã bị che mờ bởi một vụ scandal đình đám hơn liên quan đến cựu Bí thư đảng ủy thành phố Trùng Khánh là Bạc Hy Lai./.

Hòa Thu

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc