Biên đội tàu sân bay Mỹ trở lại Biển Đông
![]() |
![]() |
![]() |
Máy bay tác chiến điện tử E/A-18G Growler chuẩn bị cất cánh từ sàn tàu sân bay USS Nimitz của Mỹ ở Biển Đông (Ảnh: US Navy). |
Reuters dẫn thông cáo của Hải quân Mỹ cho hay, biên đội tàu sân bay USS Nimitz hôm 26/1 đã rời căn cứ không quân Changi của Singapore sau gần một tuần ghé thăm. Nhóm tàu đang quay trở lại Biển Đông.
Trước đó, biên đội tàu đã hoạt động ở biển Philippines và Biển Đông, thực hiện các hoạt động diễn tập như chống ngầm, phối hợp giữa lực lượng trên không và trên biển.
Biên đội gồm tàu sân bay USS Nimitz và khoảng 10 tàu khác như tàu tuần dương USS Bunker Hill, tàu khu trục USS Decatur, USS Wayne E. Meyer, USS Chung-Hoon. Hôm 5/1, tàu USS Chung-Hoon đã đi qua eo biển Đài Loan.
Chỉ huy biên đội tàu USS Nimitz, Chuẩn Đô đốc Christopher Sweeney, nói rằng chuyến đi của nhóm tàu là một phần trong nỗ lực thể hiện cam kết của Mỹ nhằm khẳng định quyền tự do hàng hải, hàng không ở tuyến đường huyết mạch đối với thương mại toàn cầu này.
"Chúng tôi sẽ hoạt động ở bất cứ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép. Chúng tôi sẽ làm điều đó một cách an toàn và kiên quyết", ông Sweeney nhấn mạnh. Ông cho biết, hoạt động trên thể hiện cam kết của Mỹ với các đồng minh và đối tác trong khu vực về thương mại tự do và cởi mở ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Theo Dân trí
-
Biển Đông: Đức nêu cao luật pháp quốc tế, Australia tiếp nối Mỹ muốn chung hành động với Philippines
-
Mỹ-Philippines có thể sẽ hành động chung trên Biển Đông
-
Mỹ ra cam kết đồng hành với Philippines ở Biển Đông
-
Hé lộ "nước cờ" mới của Mỹ trong đối phó với thách thức từ Trung Quốc tại Biển Đông
-
Chuyên gia Australia: Canberra đồng hành cùng Washington phản ứng trước các ý đồ của Bắc Kinh tại Biển Đông
-
Biển Đông: Bên trong những "cơn sóng ngầm"
- Trao đổi thương mại Nga-EU hiện giờ ra sao?
- Nhật-Mỹ ký Hiệp định về trao đổi các vật liệu tối quan trọng và pin điện
- Rào cản với Trung Quốc trong vai trò kiến tạo hòa bình cho xung đột Ukraine
- Toshiba, tượng đài nước Nhật sụp đổ vì các vụ bê bối
- Sửa chữa Nord Stream 1: Nên hay không?
- Tunisia mở màn cuộc chiến chống tham nhũng trong công ty dầu mỏ nhà nước