Bí mật vũ khí nguyên tử mà Trung Quốc vừa thử nghiệm từ không gian

15:27 | 21/10/2021

150 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Financial Times hôm 16/10 dẫn năm nguồn tin thân cận khẳng định Bắc Kinh hồi tháng Tám có thể đã thử nghiệm gắn đầu đạn nguyên tử lên một thiết bị bay siêu thanh, phóng lên không gian và di chuyển trên quỹ đạo thấp. Đặc điểm của loại vũ khí này là có thể đánh lừa được radar của Mỹ.
Bí mật vũ khí nguyên tử mà Trung Quốc vừa thử nghiệm từ không gian

Theo các nguồn tin của Financial Times, sau khi bay quanh Trái Đất, thiết bị này đi vào khí quyển và tên lửa đã rơi xuống đất cách mục tiêu khoảng 30 kilomet. Cũng theo Financial Times, sự kiện đã gây bất ngờ cho tình báo quân đội Mỹ, vì như vậy Trung Quốc tiến bộ rất nhanh về siêu thanh (tốc độ trên Mach 5).

Ngày 18/10, Bộ Ngoại giao Trung Quốc phủ nhận, nói rằng đó chỉ là thử nghiệm bình thường nhằm kiểm tra công nghệ không gian tái sử dụng. Nhưng báo Global Times của Trung Quốc lại ca ngợi việc này cải thiện năng lực răn đe về nguyên tử, cho thấy giả thiết thử nghiệm quân sự là có lý.

Joshua Pollack, Trung tâm James Martin ở Washington giải thích, vụ bắn thử này có thể là một hệ thống FOBS (hệ thống oanh tạc phân đoạn từ quỹ đạo). Tuy ít được biết đến so với tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), nhưng FOBS có cùng vai trò là bắn đi vũ khí nguyên tử xuyên lục địa. Chuyên gia này cho biết Liên Xô đã từng triển khai hệ thống tương tự trong thập niên 1970, một công nghệ cũ được cải tiến.

Ưu điểm của FOBS là có thể đánh lừa radar Mỹ, nhất là ở Nam Cực vốn ít bị vệ tinh quan sát, nhờ tính linh hoạt của nó. Hệ thống này ở lại trên quỹ đạo, nhưng lại quay về Trái Đất sau khi bay vòng quanh trong 90 phút. Theo nhà vật lý Laura Grego của đại học MIT, thay vì dùng ICBM chỉ mất 20 đến 40 phút là chạm đến mục tiêu, đường đi của FOBS là bất định, né được hệ thống chống tên lửa. Ông Joshua Pollack nhận định nhờ đó quân đội Trung Quốc có thể dẫn đầu trong cuộc đua đa dạng hóa và cải thiện hệ thống phòng không. Ngoài ra, Bắc Kinh còn thử nghiệm một loại vũ khí đa dụng như Sarmat của Nga, mang được nhiều đầu đạn hạt nhân.

Các chuyên gia về nguyên tử tỏ ra quan ngại nhưng còn thiếu thông tin. Họ cho rằng FOBS không phải là mấu chốt, vì Mỹ hiện đã dễ tổn thương trước 100 ICBM Trung Quốc. Hệ thống phòng không Mỹ được thiết lập để chống các mối đe dọa mức độ thấp hơn, chứ không phải cả một hệ thống đủ loại tên lửa của Trung Quốc. Chuyên gia Xavier Pasco nhắc nhở, tuy hiệp ước không gian 1967 cấm các loại vũ khí trên quỹ đạo, nhưng trên thực tế tốt nhất là dùng ICBM để răn đe đối thủ. Theo Jeffrey Lewis của Trung tâm James Martin, Mỹ không việc gì phải hoang mang trước vụ thử nghiệm trên của Trung Quốc.

Israel quyết phá đến cùng thỏa thuận hạt nhân Iran?Israel quyết phá đến cùng thỏa thuận hạt nhân Iran?
Thỏa thuận hạt nhân với Iran đạt được bước đột pháThỏa thuận hạt nhân với Iran đạt được bước đột phá

Th.Long

AFP

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc