Bất chấp lệnh cấm, Trung Quốc vẫn nhập khẩu dầu thô của Venezuela
![]() |
Kể từ tháng 11/2020, công ty nhà nước Tập đoàn Công Nghiệp và Khoa học Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASIC) đã thay mặt “ông lớn” châu Á, vận chuyển hàng triệu thùng dầu của Venezuela. Hoạt động này nằm trong khuôn khổ một thỏa thuận nhằm bù đắp khoản nợ của Caracas đối với Bắc Kinh.
Theo đó, CASIC vận chuyển dầu thô của Venezuela bằng ba tàu chở dầu, sau đó cho lưu trữ hàng tại các cảng bốc dỡ dầu. Được biết, ba con tàu và các cầu cảng này đều là tài sản mua lại vào năm 2020, từ PetroChina - một công ty dầu mỏ của Trung Quốc thuộc sở hữu của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC).
Từ tháng 8/2019, khi Mỹ thắt chặt các lệnh cấm vận đối với Venezuela, nhất là trong lĩnh vực dầu mỏ, CNPC đã ngừng bốc dỡ dầu tại các cảng của Venezuela. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn tiếp tục mua dầu thô của Venezuela. Dầu tiếp tục cập cảng Trung Quốc nhờ có cảng Malaysia làm trung gian vận chuyển.
Cho đến nay, CASIC đã vận chuyển 13 chuyến hàng với sản lượng khoảng 25.000.000 thùng dầu. Theo lịch trình vận chuyển của công ty dầu khí nhà nước Venezuela PDVSA và dữ liệu theo dõi tàu chở dầu từ Refinitiv và Vortexa Analytics, có 2 tàu sẽ cập bến Trung Quốc vào tháng 9/2022.
Được biết, sản lượng dầu này ước tính trị giá khoảng 1,5 tỉ USD theo tiêu chuẩn giá dầu thô nặng Merey trên sàn giao dịch Venezuela. Tuy vậy, hải quan Trung Quốc khai báo đây là sản phẩm "dầu thô" không rõ xuất xứ.
Bộ Ngoại giao Venezuela cho biết: “Tất cả tiền đều ở Trung Quốc”.
Quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Venezuela đã giúp Venezuela lách được các lệnh trừng phạt từ Mỹ và duy trì nền kinh tế.
![]() |
![]() |
![]() |
Ngọc Duyên
AFP
-
Thủ tướng: 3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm
-
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thông điệp chính sách tại Hội nghị P4G Việt Nam 2025
-
Thủ tướng: Chúng ta đang nắm trong tay trách nhiệm và sứ mệnh vẻ vang trước mối đe dọa lớn nhất với hành tinh
-
Doanh nghiệp nhà nước nộp gần 400 nghìn tỷ đồng vào ngân sách năm 2024, đẩy mạnh chuyển đổi số
-
Quảng Ngãi và Kon Tum họp bàn việc sáp nhập, trình Trung ương trước tháng 5