An toàn giao thông trên các tuyến đường cao tốc - khó hay dễ?

Bài 5: Lên đường cao tốc là không được... “húng”

13:00 | 05/03/2024

430 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Vụ tai nạn thảm khốc trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn khiến ba mẹ con tử vong đã bộc lộ một số điểm bất hợp lý trong tổ chức giao thông tại một số tuyến đường. Tuy nhiên, ngoài nguyên nhân “kỹ thuật” thì nhiều bác tài có thâm niên cho rằng phần lớn còn do ý thức chấp hành Luật giao thông của người cầm vô-lăng quá kém.

Cao tốc kiểu "đầu voi đuôi chuột"

Theo chân anh Vũ Phạm Hiệu - một lái xe có thâm niên gần 30 năm trên các cung đường Bắc Nam đến điểm hẹn của dân tài xế khu vực Xuân La (Tây Hồ, Hà Nội). Vừa ngồi vào chỗ, chúng tôi đã được cả một “hội đồng” tài xế sôi nổi “mổ xẻ" clip về vụ tai nạn trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn.

Bài 5: Lên đường cao tốc là không được... “húng”
Hiện trường vụ tai nạn trên đường cao tốc Cam Lộ - La Sơn.

Trước tiên, nhiều anh em cho rằng việc có cả ngàn cây số đường cao tốc được đưa vào sử dụng trong những năm gần đây tạo thuận lợi rất lớn cho phát triển kinh tế, du lịch và việc đi lại của người dân. Đặc biệt là mạng lưới cao tốc xuất hiện nhanh và nhiều khu vực miền Trung và miền Nam cùng với lượng người dân mua sắm xe ô tô cá nhân tăng đột biến đã khiến mật độ xe cộ ngày càng đông và phức tạp nên việc gia tăng các vụ tai nạn giao thông là khó có thể tránh khỏi.

Anh Vũ Đức Toàn (quận Tây Hồ, Hà Nội) cho rằng, đường cao tốc được thiết kế có những đoạn dành cho vượt (khoảng cách 3-5km) nhưng chỉ có những “tài già” mới biết và nắm chắc đoạn nào vượt được, đoạn nào không. Chạy xe lâu năm nên anh phỏng đoán lái xe trong vụ tai nạn trên không thuộc đường nên vượt ẩu đúng vào đoạn đường hẹp, tự gây tai nạn. Theo anh Toàn, thiết kế đường cũng "có vấn đề".

"Đã gọi là cao tốc thì ít nhất cũng phải từ 6-8 làn xe chứ hiện tại cao tốc chỉ có 4 làn, thậm chí có đoạn chỉ được nhõn 2 làn. Có tuyến còn giao cắt với quốc lộ khác. Điều này là cực kỳ nguy hiểm" - anh Toàn nói.

Chung quan điểm nhiều tài xế còn nêu lên nhiều ví dụ về quản lý yếu kém trong lĩnh vực giao thông như có một số đường mới đầu thì gọi là cao tốc, xe chạy vào lấy phí giá cao, đến khi báo chí có ý kiến lại chuyển tên thành tỉnh lộ, đường liên tỉnh… Rồi việc "loạn" đặt tên, giảm tiêu chuẩn đối với đường cao tốc đồng nghĩa với giảm mức độ an toàn cho người tham gia giao thông.

Bài 5: Lên đường cao tốc là không được... “húng”
Cao tốc với nhiều giao lộ thì cần có từ 6-8 làn xe.

Việc một tuyến đường cao tốc nhưng đoạn thì như đầu voi, đoạn thì như đuôi chuột chắc chắn đã tạo ra những điểm đen, khúc ngoặt cực kỳ nguy hiểm cho người tham gia giao thông, đặc biệt là đối với những lái xe còn non kinh nghiệm.

Các bác tài cho biết, đối với những người lái xe có tính cẩn thận và ý thức được mức độ nguy hiểm khi tham gia giao thông trên các tuyến đường cao tốc, họ thường tổ chức thành từng nhóm tự “luyện” lái xe qua các chuyến đi du lịch gia đình. Trong đó, những lái xe có kinh nghiệm sẽ “dìu” lái mới, truyền dạy cách xử lý tình huống tham gia giao thông trên cao tốc cho bạn bè, người thân của mình.

Anh Vũ Phạm Hiệu cho rằng, lái xe dù mới hay tài già thì luôn phải nhớ rằng ngồi sau tay lái là đang "cưỡi một con hổ", chiếc ô tô có khả năng gây nguy hiểm cho người khác cũng như chính bản thân ông- bà chủ. Chính vì thế mà những thói quen độc hại như chủ quan, vừa lái xe vừa buôn điện thoại, chơi game, nghe nhạc "sàn", thả hai tay... là không thể chấp nhận được. Anh Hiệu nhấn mạnh, trong một lần đưa khách "đi tua" lên Sapa, phụ lái của anh trong lúc đổ đèo vẫn thản nhiên móc điện thoại ra alo với vợ. Ngồi cạnh, anh "điên lắm" nhưng phải "nhịn". Đến đoạn nghỉ, anh Hiệu đuổi thẳng phụ lái xuống xe, mắng cho một trận rồi từ đó cấm tiệt không cho phụ lái này cùng đi nữa.

Tâm sự với tôi, anh Hiệu bảo: "Mỗi lái xe dù chuyên nghiệp hay không, về cơ bản thì ý thức là quan trọng nhất. Ngồi sau tay lái mà coi thường tính mạng của bản thân, những người ngồi trong xe thì kiểu gì cũng gặp "báo". Nếu non kinh nghiệm thì có thể dìu dắt, chỉ dạy thêm. Còn thiếu ý thức thì... chịu".

Đừng nhanh một giây mà lại chậm mãi mãi

Hiện nay, khác với các nước phát triển, chương trình dạy lái xe ô tô ở Việt Nam không có phần dành riêng cho hướng dẫn các biện pháp an toàn phải tuân thủ và các kỹ năng cần biết khi lái xe trên cao tốc. Điều này cũng dễ hiểu vì chương trình dạy lái xe đã có cách đây khá lâu, khi cao tốc còn rất ít và lái xe vẫn còn được xem là công việc của tài xế chuyên nghiệp.

Trong khi đó ngày càng có nhiều người dân biết lái xe và mua xe tự lái hoặc thuê xe để tự lái. Những dịp nghỉ lễ, tết dài ngày là thời điểm các tài xế gia đình lái xe về quê, đi du lịch và tất nhiên là đa số sẽ chọn đi cao tốc cho nhanh hơn, thoáng đãng hơn.

Lái xe trên đường cao tốc đòi hỏi người lái phải tập trung cao độ và phản xạ nhanh với tình huống phát sinh để tránh xe khác va quyệt. Ngoài việc phải quan sát biển báo, vạch kẻ đường khi xe chạy với tốc độ cao, tài xế còn gặp phải những yếu tố gây khó quan sát như lái xe vào buổi tối mà không có đèn đường hay khi gặp trời mưa lớn xối xả như trút nước, nhất là mưa vào ban đêm.

Ngoài những kỹ năng căn bản như vậy, lái xe trên đường cao tốc còn đòi hỏi phải nắm vững những quy tắc an toàn như giữ khoảng cách an toàn với xe trước, kỹ năng khi vượt xe, khi chuyển làn, hay dừng xe nếu chẳng may bị trục trặc máy móc, bánh xe bị nổ lốp, xì hơi…

Bài 5: Lên đường cao tốc là không được... “húng”
Những đoạn giao lộ giữa đường cao tốc và đường dẫn có khả năng gây tai nạn lớn.

Bên cạnh đó, người cầm lái trên đường cao tốc còn phải nắm vững những kiến thức bổ sung khác như về “điểm mù” của xe tải, xe đầu kéo, các dòng xe khác để tự căn chỉnh khoảng cách cũng như tốc độ để có thể vượt, nhường đường một cách an toàn.

Anh Ngô Phạm Hiệu cho rằng, chạy xe ô tô trong thành phố khác xa, có nhiều điểm còn ngược lại hẳn với chạy trên cao tốc. Đơn cử như, trong thành phố lái xe thường phải tập trung quan sát xe gắn máy và không thể chạy quá nhanh. Vì vậy, việc chuyển làn nhiều lúc không giữ khoảng cách với xe phía sau song hiếm khi xảy ra tai nạn.

Nhưng lái xe trên cao tốc, nếu giữ thói quen chuyển làn ở khoảng cách quá gần thì việc va quệt, gây tai nạn nghiêm trọng là rất dễ xảy ra. Đó là chưa kể nếu tạt đầu xe tải nặng, xe container thì xác suất va quẹt cao hơn nhiều vì các xe này vừa có nhiều “điểm mù”, vừa có trọng tải cực lớn nên khó giảm tốc đột ngột ở khoảng cách gần như xe con.

Trong vụ tai nạn trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn, lái xe phạm phải một lỗi cực nặng là không quan sát đường để vượt mà bám theo xe đằng trước, vượt ẩu nhưng gặp đúng đoạn đường “thắt cổ chai”, cộng với việc không có khoảng cách an toàn nên không giảm tốc độ kịp.

Chứng kiến nhiều vụ tai nạn thảm khốc trên đường cao tốc, các bác tài đều có một mong muốn rằng các cơ quan chức năng cần tăng cường tuyên truyền, hỗ trợ người dân phổ cập, nâng cao kỹ năng lái xe an toàn trên cao tốc như một giải pháp góp phần hạn chế tai nạn. Ngoài ra, cũng cần sớm bổ sung phần dạy kỹ năng chạy xe trên cao tốc vào chương trình đào tạo lái xe để phù hợp với điều kiện đường cao tốc đã trở thành phổ biến hiện nay.

Trong đó, cần đặc biệt lưu ý khi đi cao tốc là phải “quen xe, thuộc đường”. Xe thấp “chấm” thì phải biết thân biết phận, cấm có “húng” mà vượt ẩu, tạt đầu xe khác, cứ đúng đường, dưới tốc độ tối đa từ 10-20km/h mà chạy thì kiểu gì cũng về “đi đến nơi, về đến chốn”. Nên nhớ một điều cao tốc là để giao thông thuận tiện hơn, nhiều lựa chọn hơn chứ không phải “nhanh mà lại chậm mãi mãi”.

Tùng Phong

Bài 1: Tai nạn nối tiếp tai nạnBài 1: Tai nạn nối tiếp tai nạn
Bài 2: Khi Bài 2: Khi "quái xế" thách thức "tử thần"
Bài 3: Tài xế vi phạm trên cao tốc sẽ bị xử lý thế nào?Bài 3: Tài xế vi phạm trên cao tốc sẽ bị xử lý thế nào?
Bài 4: Còn nhiều bất cập trong việc xây dựng, vận hành đường cao tốcBài 4: Còn nhiều bất cập trong việc xây dựng, vận hành đường cao tốc

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
Những địa điểm check-in thú vị ở Bình Định

Những địa điểm check-in thú vị ở Bình Định

(PetroTimes) - Không chỉ được ưu ái với thiên nhiên hùng vĩ, nên thơ, Bình Định còn ghi dấu với loạt câu chuyện lịch sử, văn thơ và nền văn hóa độc đáo...